1. Bụng bầu to sẽ sinh con to, bụng bầu nhỏ sinh con nhỏ?

Đã có rất nhiều mẹ bầu bụng nhỏ lo sợ khi nghe câu nhận xét: "Sao có bầu đến tháng thứ n rồi mà bụng vẫn nhỏ thế?" vì lo con sinh ra sẽ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Ngược lại, có không ít mẹ bầu bụng to đã thất vọng tràn trề vì "sao bụng mình to thế mà đẻ con ra bé thế".

Các bác sĩ sản khoa cho biết, việc nhìn bụng để đoán con to hay nhỏ là hoàn toàn không có căn cứ. Để xác định được trọng lượng của thai nhi, các bác sĩ cần phải dựa trên nhiều yếu tố như siêu âm, đo chiều cao tử cung... Vì vậy mẹ bầu đừng quá lo lắng khi ai đó bình luận về cái bụng bầu nhiều tháng nhưng nhỏ xinh của mình mà hãy ăn uống đủ chất để cả mẹ và thai nhi cũng khỏe mạnh.

Trên thực tế thì trong một số ít trường hợp bụng bầu nhỏ cũng phản ánh tình trạng không tốt của thai nhi, mẹ bầu hãy đi siêu âm để bác sĩ chẩn đoán. Còn lại đa số trường hợp kích cỡ bụng bầu phụ thuộc vào cá nhân mỗi người mẹ và các yếu tố khác.

Những bí mật thú vị quanh cái bụng bầu 1
Ảnh minh họa

2. Nguyên nhân khiến bụng bầu trông nhỏ hoặc to

4 nguyên nhân sau đây khiến bụng bầu trông nhỏ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

- Nếu bạn mang thai lần đầu, hoặc bạn là người chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao thì bụng bầu của bạn sẽ nhỏ hơn những mẹ bầu khác có cùng tuổi thai. Vì mang thai lần đầu hoặc chăm tập thể thao sẽ khiến các cơ vùng bụng không bị nhão và chảy mà ngược lại, cơ bụng trở nên săn chắc hơn.

Đặc biệt, một số phụ nữ mang thai lần 2 vẫn sở hữu một bụng bầu nhỏ vì họ chăm chỉ luyện tập nên cơ bụng không bị “chảy sệ” sau lần mang thai đầu.

- Chiều cao của người mẹ cũng có ảnh hưởng tới việc bụng bầu trông to hay nhỏ. Những mẹ bầu cao và lưng dài (khoảng cách giữa hông và mông rộng) nên thể tích bụng thường rộng hơn; do đó, trông bụng bầu có vẻ nhỏ hơn do bụng bầu không được đẩy cao ra phía trước.

- Vị trí của ngôi thai cũng có ảnh hưởng tới việc bụng bầu trông to hay nhỏ. Vào những tháng cuối, bé có thể nằm nghiêng trong bụng mẹ và vì thế, làm thay đổi hình dáng bụng bầu.

- Sự thay đổi của tử cung: Sự to ra của tử cung có thể đẩy ruột của mẹ bầu lên trên hoặc xuống dưới, cũng có khi ruột bị che lấp bởi tử cung khiến bụng bầu trông như quả bóng rổ.  Nếu ruột bị đẩy xung quanh tử cung thì nhìn bụng bầu tròn và đầy đặn hơn.

Những bí mật thú vị quanh cái bụng bầu 2
Ảnh minh họa

3. Rốn lồi

Nhiều mẹ bầu cảm thấy lúng túng khi mặc quần áo vì vì rốn nhô lên, không biết giấu bằng cách nào. Tuy nhiên các mẹ không có gì phải lo lắng vì em bé của bạn đang phát triển bình thường. Khi thai nhi phát triển, vòng bụng của thai phụ sẽ lớn dần lên điều đó kéo theo việc rốn của các mẹ nhô lên và lồi ra bằng với mặt bụng.

Nếu thấy ngứa rốn, mẹ bầu có thể xoa nhẹ hoặc bôi 1 chút kem làm mềm da. Luôn vệ sinh rốn sạch sẽ. Sau khi sinh, rốn của bạn sẽ trở lại bình thường nên không có gì phải lo lắng.

Trong trường hợp rốn lồi có các dấu hiệu bất thường khác, mẹ bầu cần kiểm tra để tránh trường hợp thoát vị rốn có thể xảy ra.

4. Bụng to như muốn "nổ tung"

Chỉ số đo vòng hai của bạn có thể tăng từ 75 đến 110cm trong thời gian mang thai. Một lúc nào đó, bạn sẽ sửng sốt khi chọn trang phục và thốt lên: “Không ngờ mình có thể mặc vừa chiếc quần có lưng rộng thế này”.

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, bé bắt đầu bắt đầu tăng trưởng nhanh và bụng bạn cũng to rất nhanh. Hầu hết mẹ bầu có cảm giác bụng mình rất dễ vỡ và có thể "nổ tung" bất cứ lúc nào. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn và cẩn thận trong việc đi đứng nhé!



Việc mang thai có thể làm đảo lộn cuộc sống của bạn theo những cách bạn không thể ngờ tới. Cùng đọc để chuẩn bị tinh thần cho những biến đổi trong thời kì mang thai nhé!
Những bí mật thú vị quanh cái bụng bầu 3