Khoảng 70% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị mụn trứng cá và da sậm màu. Các vùng da sậm màu thường xuất hiện rất "vô duyên" quanh môi trên, mũi, trán, cằm hoặc những vùng da khác trên cơ thể.
Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai, kích thích cơ thể sản xuất tạm thời melanin – chất có thể làm biến đổi màu sắc của da, tóc và mắt. Khoảng vài tháng sau sinh, các hắc tố này sẽ giảm thiểu, làn da sẽ trở lại thể trạng ban đầu. Tuy nhiên, với một số người, sự thay đổi này không tự nhiên biến mất, lúc đó, họ sẽ phải tiếp tục chung sống với những đám da sậm màu trên cơ thể.
2. Bỗng dưng bị rôm sảy như em bé
Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng nhiều người lớn, kể cả phụ nữ mang thai cũng phải đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.
Rôm sảy có thể bắt nguồn từ sự kích ứng nhẹ với làn da, nhiều khi thai phụ cũng không để ý tới. Những vùng da bị nổi rôm phổ biến là: dưới ngực, bụng dưới, đùi trong, lưng…
Ảnh minh họa.
3. Nhiều lông
Sự thay đổi về lông tơ trên cơ thể cũng là dấu hiệu thường gặp khi mang bầu. Những đám lông dày, sậm màu có thể xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa môi trên và mũi. Nguyên nhân là do tăng hàm lượng hormone adrogen khi mang bầu.
4. Són tiểu
Một số mẹ bầu có hiện tượng són tiểu khi hắt hơi hay cười lớn. Nguyên nhân là do áp lực của thai nhi đè lên bàng quang mẹ khiến bạn xuất hiện dấu hiệu són tiểu. Vì vậy lời khuyên cho các mẹ bầu là cần đi tiểu ngay khi có thể. Càng giữ nước tiểu trong người, bạn càng dễ bị són.
Bạn cũng có thể dùng miếng lót nhỏ, chất liệu thấm hút tốt đặt dưới đáy quần lót (không phải băng vệ sinh). Ngoài ra, bạn cần thử bài tập Kegel, giúp chắc khỏe cơ xương chậu, ngăn ngừa són tiểu.
5. Không kiểm soát được "xì hơi"
Thỉnh thoảng, bạn có cảm giác đầy và đau ở bụng bầu, kết quả là “xì hơi” khiến bạn xấu hổ. Nguyên nhân là do hoạt động đường ruột chậm đi khi mang bầu do ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể.
Để tránh hiện tượng này, mẹ bầu nên hạn chế ăn súp lơ xanh, cải bắp, hành tỏi, gia vị vì đây là một trong những thủ phạm khiến bạn dễ bị “xì hơi”. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn cần đi khám.
Ảnh minh họa.
6. Chảy dãi như trẻ con
Một số bà bầu tăng tiết nước bọt, có thể kèm theo chảy máu chân răng, nhất là sau khi đánh răng xong. Chính sự thay đổi hormone khi mang thai là nguyên nhân khiến lợi bị tổn thương; tuy nhiên, các chuyên gia chưa khẳng định, thay đổi hormone là yếu tố làm tăng tiết nước bọt.
Vì vậy mẹ bầu nên giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận. Tăng tiết nước bọt là dấu hiệu không gây hại cho sức khỏe và nó sẽ biến mất sau sinh; vì thế, bạn cần hạn chế thức ăn giàu tinh bột; uống đủ nước lọc, đặc biệt là nước chanh.
"Ngắm" sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu