Nhìn ngắm hình ảnh của ngôi sao Martine McCutcheon trên tạp chí, Jo Sandford, 35 tuổi, đến từ London, Anh luôn mơ ước có được gò má cao giống như nữ diễn viên này.
 
Mặt biến dạng vì phẫu thuật thẩm mỹ nâng gò má 1
Gò má phải của Jo sưng phồng khiến cô không thể mở mắt được. 
 
Jo luôn có cảm giác rằng gò má của cô không được đầy đặn. Thế là, cùng với sự xuất hiện của những nếp nhăn khi bước sang tuổi 30, Jo quyết định tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ tiêm chất làm đầy (dermafiller ­injections).
 
“Tôi muốn có được khuôn mặt hình trái tim như Martine. Tôi nghĩ việc đó sẽ giúp tôi tự tin hơn nhưng rốt cuộc, nó đã phá hủy cuộc sống của tôi”, Jo hối hận nói.
 
Mặt biến dạng vì phẫu thuật thẩm mỹ nâng gò má 2
Jo trước khi bơm chất làm đầy vào hai bên gò má.
 
Theo lời Jo, cách đây 4 năm, chị tới một bệnh viện ở London để yêu cầu họ tiêm chất làm đầy vĩnh viễn vì nghĩ rằng như vậy sẽ rẻ hơn việc tiêm dần dần, thường xuyên. Nhưng bệnh viện từ chối và khuyên Jo không nên tìm đến phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ mạo hiểm này.
 
“Thật ngu ngốc là tôi lại không nghe lời khuyên của họ. Lúc đó tôi chỉ nghĩ đến việc tìm một bác sĩ nào đó sẵn sàng làm điều này.”
 
Jo tìm đến một bác sĩ tư nhân và trả 500 bảng Anh cho 3 ống thuốc chất làm đầy vĩnh viễn mà sau này Jo mới biết đó là Bio–Alcamid (một loại chất làm đầy nhân tạo, giá thành cao nhưng vẫn có khả năng gây dị ứng). Mất 30 phút để bác sĩ tiêm hết chỗ hóa chất này vào má Jo.
 
Mặt biến dạng vì phẫu thuật thẩm mỹ nâng gò má 3
Jo luôn ao ước có gò má cao nổi bật như nữ diễn viên Martine McCutcheon.

Sau cuộc phẫu thuật, Jo khá hài lòng với gò má nổi bật của mình. Nhưng cách đây 1 năm, cô bắt đầu cảm thấy đau ở một bên má. Má bên phải của Jo sưng phồng lên đến nỗi mắt phải của cô không thể mở ra được. Cả khuôn mặt Jo nóng ran kèm theo triệu chứng sốt.
 
Chồng Jo lập tức đưa cô tới bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra và kết luận Jo bị nhiễm trùng bởi chất làm đầy và đang lan sang bên má còn lại. Họ nhanh chóng thực hiện phẫu thuật khẩn cấp để loại bỏ chất làm đầy ra khỏi một bên má.
 
“Thật là một điều khủng khiếp. Tôi nghĩ mình sẽ chết khi các bác sĩ nói rằng chất làm đầy đang di chuyển về phía não”. Tuy nhiên các bác sĩ không thể hút hết toàn bộ chất làm đầy mà chỉ một phần ở một bên má. Họ khuyên Jo hãy tìm đến bệnh viện đầu tiên để sửa nốt bên má còn lại.
 
Jo quay trở lại bệnh viện nơi cô đã tiêm chất làm đầy nhưng cuộc phẫu thuật loại bỏ nó để lại những vết lõm trên má Jo. Jo lại tốn thêm gần 4.000 bảng Anh tiêm chất béo để làm đầy những vết lõm này.
 
Những cuộc phẫu thuật thẩm mỹ giải quyết hậu quả của Jo sẽ phải kéo dài tới 2 năm. “Bơm chất làm đầy chỉ mất 30 phút nhưng đã khiến cả cuộc đời tôi lao đao”, Jo nói.