Chuẩn bị nguyên liệu
  • 1. Lê tươi, mật ong, gừng tươi

Quả lê còn được gọi là ngọc nhũ, tuyết lê, mật văn,... Mang lê kết hợp cùng mật ong và gừng sẽ tạo thành thức uống "quốc dân" giúp thanh nhiệt, giảm ho, chống táo bón và cực nhiều công dụng khác. Trà lê gừng dễ thực hiện. Trà lê gừng có vị cay nhẹ của gừng tươi hòa quyện với vị ngọt tự nhiên của lê. Thêm vào mật ong, thức uống này sẽ ngay lập tức xoa dịu bạn khỏi những cơn ho rát họng. 

Bạn có thể biết đến nhiều công thức trà sử dụng mật ong như trà quất mật ongtrà gừng mật ong,... Tuy nhiên, trà lê gừng mật ong cũng là thức uống có thể dùng thường xuyên để thanh nhiệt, giải độc và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách làm trà lê gừng

1

Chuẩn bị

Gừng rửa sạch và nạo bỏ vỏ. Cắt gừng thành miếng và có thể đập dập.

Rửa và gọt vỏ lê. Cắt thành 4 phần và loại bỏ phần lõi.

Trà lê gừng mật ong

Khi làm trà lê gừng, lê nên gọt vỏ, cắt miếng nhỏ để khi hoàn thành có thể ăn được cả thịt quả.

2

Nấu trà

Cho nước, lê và gừng vào một nồi nhỏ. Đun sôi trên lửa lớn.

Khi trà sôi, giảm lửa nhỏ vừa. Thêm mật ong, khuấy đều.

Trà lê gừng mật ong

Đậy nắp nồi hầm lê trong một thời gian giúp hương vị trà lê gừng đậm đà hơn.

Hầm nhỏ lửa trong khoảng 30 phút. 

Trà lê gừng mật ong

Trà lê gừng được làm ra từ gừng và mật ong, hương vị được làm tròn khi kết hợp với lê.

3

Thưởng thức

Cho nước trà lê gừng ra cốc và thưởng thức nóng.

Nếu bạn muốn uống lạnh, có thể để trà nguội ở nhiệt độ phòng. Cho vào cốc, thêm đá. Hoặc để trong bình và bảo quản trong tủ lạnh.

Trà lê gừng mật ong

Dùng trà lê gừng, bạn có thể dùng cả miếng lê.

Trà lê gừng rất dễ thực hiện. Các nguyên liệu dễ tìm và giá thành rẻ. Tuy nhiên, thành phẩm lại là thức uống cực kỳ hữu hiệu cho sức khỏe. 

Chúc bạn thành công với cách làm trà lê gừng mật ong này nhé!

Trà lê gừng mật ong

Trà lê gừng thêm mật ong vừa thanh dịu vừa thơm ngon.

Bạn có thể dùng bất kỳ loại lê nào để làm trà lê gừng, chẳng hạn như lê Hàn Quốc, lê Nam Phi.

Hãy thử sáng tạo công thức trà lê gừng khi kết hợp với táo hoặc đào.

Hãy điều chỉnh lượng mật ong theo ý muốn. Nếu có điều kiện, có thể thêm si rô cây phong nếu thích.

Hãy thêm một chút lê, gừng vào cốc trà để trang trí trông sẽ đẹp mắt hơn.

Quả lê có tác dụng gì với sức khỏe, đặc biệt khi làm thành trà lê gừng?

Quả lê còn được biết đến với tên khác là khoái quả, ngọc nhũ, mật văn. Theo Y học cổ truyền, quả lê tính mát, vị hơi chua, có tác dụng giải độc, làm mát, giảm ho, tiêu đờm. Loại quả này được dân gian ưa chuộng để điều trị các bệnh hô hấp. Lý do là bởi chúng được biết đến với tác dụng thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết sinh tân, nhuận trường, tiêu độc.

Các nghiên cứu cho thấy, ăn lê thường xuyên sẽ phòng được chứng táo bón, tăng huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, bổ sung lê vào chế độ ăn uống hằng ngày cũng giúp tăng sức đề kháng, loại bỏ mệt mỏi.

Trong cuốn Bản thảo huyền tông, lê được cho là có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo lục phủ. Khi nấu chín thì bổ âm ngũ tạng.

Lê có nhiều tác dụng với sức khỏe, chẳng hạn như:

- Cung cấp chất xơ cho cơ thể.

- Tiêu viêm: Các chất dinh dưỡng trong lê có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau.

- Hỗ trợ tiêu hóa: Do chứa nhiều chất xơ nên ăn lê giúp phòng ngừa táo bón.

- Tăng cường hệ miễn dịch: Trong quả lê chứa nhiều vitamin như B2, B3, B6, C và K. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, magie,.. góp phần làm tăng cường hệ thống miễn dịch.

- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Trong quả lê chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.

- Đẹp da và giảm cân: Quả lê có nhiều vitamin C, K bảo vệ cơ thể khỏi tác động từ các gốc tự do. Ngoài có chất xơ, hàm lượng calo trong lê thấp. Điều này thích hợp cho những người đang giảm cân.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2: Anthocyanin trong lê giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tốt nhất, lê nên dùng cả vỏ.

https://afamily.vn/mat-ong-ma-lam-the-nay-thi-vua-thanh-trung-hong-vua-thai-doc-cho-da-cuc-tot-thuc-su-la-than-duoc-cua-chi-em-20220409095652703.chn