Bài viết của tác giả Ankita Chakravarti, đăng trên tờ India Today vào ngày 12/5/2020*

Một người bạn của tôi vội vã sắm 1 chiếc đồng hồ thông minh (smart watch) trị giá 30.000 rupeee (9,2 triệu đồng) sau khi anh ấy dương tính với Covid-19 - chủ yếu để theo dõi chỉ số SpO2 (Saturation of Peripheral Oxygen hay độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi).

Đây là một trong những chỉ số giúp cảnh báo sớm bệnh nhân mắc COVID-19 có dấu hiệu chuyển nặng.

Tôi hỏi vì sao phải sắm smart watch ngót chục triệu trong khi máy đo oxy rẻ hơn nhiều? Anh cho rằng đồng hồ thông minh đáng tin cậy hơn vì nó đắt hơn. Chỉ vậy thôi chứ không có logic gì nữa.

Máy đo nồng độ oxy trong máu và đồng hồ thông minh, thiết bị nào cho chỉ số SpO2 chính xác hơn? - Ảnh 1.

Đồng hồ thông minh (smart watch) và máy đo oxy (oximeter). Thiết bị nào cho kết quả SpO2 chính xác hơn?

Đây là vấn đề nan giải mà người dân Ấn Độ phải đối mặt trước đại dịch. Hầu hết thiết bị đo nồng độ oxy tại các hiệu thuốc Tây hay sàn TMĐT đã cháy hàng, nếu còn thì giá bị đẩy lên cao.

Theo India Today, điều đầu tiên các bác sĩ ở Ấn Độ quan tâm khi bệnh nhân mong muốn điều trị Covid-19, là mức độ bão hòa oxy trong máu (SpO2). Chỉ số này là yếu tố quan trọng, xác định tình trạng của bệnh nhân, nó còn quyết định người đó phải nhập viện điều trị hay tự cách ly tại nhà.

Câu hỏi đặt ra là: Tôi nên tin chỉ số SpO2 trên đồng hồ thông minh hay máy đo nồng độ oxy, cái nào chính xác hơn?

Về độ chính xác của máy đo nồng độ oxy (oximeter)

Ajay Mohan, bác sĩ phẫu thuật từ Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIMMS) giải thích công nghệ đo oxy của máy đo nồng độ oxy với India Today Tech:

"Máy đo oxy sử dụng bộ xử lý điện tử, trong đó 1 đèn LED màu đỏ, bước sóng khoảng 650 nanomet, 1 đèn còn lại rọi tia hồng ngoại với bước sóng khoảng 950 nanomet.

Do máu bão hòa oxy và thiếu oxy có sự hấp thụ ánh sáng chênh lệch, nên tính toán được giá trị SpO2, kết quả sau đó hiển thị trên màn hình".

Máy đo nồng độ oxy trong máu và đồng hồ thông minh, thiết bị nào cho chỉ số SpO2 chính xác hơn? - Ảnh 2.

Bác sĩ Mohan giải thích rằng:

Độ chính xác của máy đo nồng độ oxy cao nhất khi mức bão hòa trên 90%, còn dưới 80% độ chính xác sẽ giảm đi. Ông lưu ý rằng chỉ số SpO2 trên đồng hồ thông minh thấp hơn nhiều so với máy đo oxy riêng biệt. Tuy nhiên, khi nói đến việc đo nhịp tim thì 2 thiết bị nói trên cho kết quả tương tự.

Bên cạnh đó, vị bác sĩ nhấn mạnh ngay ra máy đo oxy rẻ tiền cũng cho chỉ số SpO2 chính xác hơn đồng hồ thông minh đắt tiền. Nhưng trong trường hợp chưa thể tiếp cận máy đo oxy, đồng hồ thông minh có thể cho kết quả sơ bộ về nồng độ SpO2.

Còn chỉ số SpO2 trên đồng hồ thông minh ra sao?

Máy đo nồng độ oxy trong máu và đồng hồ thông minh, thiết bị nào cho chỉ số SpO2 chính xác hơn? - Ảnh 3.

Tiến sĩ Deepak Aggarwal, chuyên gia tư vấn cấp cao các vấn đề tim mạch nói với India Today Tech:

"Hầu hết máy đo oxy có ưu thế hơn đồng hồ thông minh khi nói về chỉ số SpO2. Tuy nhiên, máy đo oxy là thiết bị điện tử, nó cũng có những sai số nhất định.

Đó có thể là lỗi kỹ thuật hay đa số do cách kẹp máy vào ngón tay chưa đúng. Nếu nồng độ bão hòa dưới 70%, kết quả sẽ càng sai lệch".

Tiến sĩ Aggarwal nhắc lại rằng, đồng hồ thông minh không đủ chính xác để được sử dụng như thiết bị đo lường dấu hiệu quan trọng trong y tế. Chúng có nhiều tính năng thú vị với người tiêu dùng nhưng không nên sử dụng cho mục đích lâm sàng.

Cách đây không lâu, MXH xuất hiện bài đăng của một công ty công nghệ có bài viết bán hàng về vòng đeo tay thông minh (Smartband) hỗ trợ đo SpO2 giúp nhận biết sớm bản thân có mắc COVID-19 hay không. Ngay sau khi bài được đăng đã có rất nhiều thông tin ý kiến trái chiều về vấn đề này.

Sử dụng đồng đồ thông minh để đo chỉ số SpO2 phát hiện có mắc COVID-19 hay không: Chuyên gia nói "chỉ nên tham khảo" - Ảnh 1.

Theo bài chia sẻ này thì một chiếc đồng hồ thông minh có chức năng đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) cũng có thể tận dụng trong mùa dịch COVID-19 để sớm phát hiện triệu chứng COVID-19 nếu chẳng may mắc phải.

Vậy điều này có đúng không? Mời độc giả xem giải đáp của chuyên gia tại đây.