Cứ ai tâm sự, thủ thỉ có mẹ chồng hiền, được mẹ chồng yêu, chị Mai (Lĩnh Nam, Hà Nội) lại thấy ghen tị lắm. Chị cũng ao ước giá như mẹ chồng chị có cái nhìn thoáng hơn với chị một chút thì hay biết mấy. 

Chị và anh Thắng - chồng chị yêu nhau từ khi hai người còn là bạn học. Đến khi ra trường, mỗi người có công ăn việc làm ổn định, họ quyết định tiến tới hôn nhân. Gia đình của hai anh chị khá môn đăng hộ đối, ba mẹ hai bên đều là công chức về hưu.

Qua lời anh kể, chị thấy mẹ chồng chị rất hiền lành, yêu con thương cháu, chị vui lắm. Chị chỉ ngại người chị chồng chưa có công ăn việc làm ổn định, suốt ngày đi chơi và còn chưa có người yêu. 
 
Anh làm kỹ sư dàn khoan nên đi công tác liên tục, nửa tháng về nhà một lần. Thu nhập hàng tháng của anh cao, khoảng 20 triệu 1 tháng. Còn chị làm kế toán cho một công ty, thu nhập cũng khoảng 10 - 15 triệu. So với những cặp vợ chồng nhà khác, chị thấy gia đình chị thuộc dạng sung túc, tiền không quá nhiều nhưng không gọi là ít, nhà lại không phải thuê... Vậy mà tháng nào chị cũng rơi vào tình trạng hết tiền tiêu. 
 
Chị hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này. Chị không hài lòng khi tháng nào chồng cũng rút sạch tiền lương đưa mẹ cất giữ. Chị góp ý thì anh bảo: “Trước đây anh toàn thế, quen rồi. Mà mẹ cất cho chứ mẹ có lấy mất đâu”.
 
“Mày là đứa con dâu mất nết!” 1
Trong mắt mẹ, chị lúc nào cũng là loại “mất nết” (Ảnh minh họa).
 
Không những thế, cứ đến ngày lĩnh lương, anh lại gọi điện về nhắc vợ: “Em đi rút rồi gửi mẹ hết, mẹ đi mua vàng cho. Giữ lại 1, 2 triệu để tiêu thôi”. 
 
Dù không bằng lòng nhưng chị thấy khi chị làm điều này, mẹ chồng vui vẻ, phấn khởi ra mặt nên chị đành tự an ủi bản thân rằng: “Lọt sàng xuống nia vậy”. 
 
Thế nhưng nửa năm trôi qua, chị chưa thấy cây vàng nó tròn méo ra sao, thêm phần tiền tiêu pha lại quá ít. Chị tâm sự với chồng thì anh bảo: “Nhờ mẹ giữ cho rồi” nên đành nín thinh chẳng biết nói gì hơn. 
 
Rồi chị có bầu, nghén ngẩm, chẳng ăn được cơm. Chị thích ăn bún phở nhưng tiền thì ít, chỉ đủ chi tiêu cá nhân nên chị không dám ăn nhiều. Cảm thấy bức bí với điều này, chị nói chuyện với chồng về việc điều chỉnh tiền gửi mẹ nhưng anh nhất quyết không đồng ý. 

Anh còn mắng chị: “Bầu thì cần gì tiêu pha nhiều”. Biết anh không hiểu, chị cố gắng phân tích. Hiểu ý vợ, anh cũng bằng lòng: “Tùy em, em làm gì cũng phải kheo khéo nhé”.
 
Nói là làm, từ tháng sau chị chỉ đưa tiền chợ búa, cơm nước, tiền điện nước, còn lại chị không đưa hết toàn bộ số lương mình có. Chị thủ thỉ với mẹ nguyện vọng của mình. Mẹ chồng chị không nói không rằng cầm tiền ngoảnh mặt đi chỗ khác. 
 
Dù là người rất thoải mái, chẳng hay để ý nhưng chị cũng nhận ra thái độ khác lạ của mẹ chồng. 
 
Mẹ ít nói chuyện với chị hơn, hay cáu gắt, nói bóng nói gió. Chưa hiểu đầu cua tai nheo thế nào, tối đó chị chồng vào phòng em dâu nói chuyện. Chị chồng bảo: “Em phải xem em thế nào, em chưa làm được cái của nợ gì cho nhà này vậy mà đã phá tung mọi trật tự trong gia đình”. 
 
Qua cuộc nói chuyện, chị biết tất cả là vì trước chồng chị thường đưa hết tiền cho mẹ. Giờ chị lại muốn chủ động khoản tiền nong nên bà không ưng. 
 
Nhưng với chị chuyện này lại cần phải rõ ràng, có thể mất lòng trước nhưng được lòng sau. Chị là vợ, sắp là mẹ, chị cần phải là người quản lý tài chính trong nhà, chị không thể cứ có sự vụ gì lại ngửa tay xin tiền mẹ được. Từ ngày đó, nhất cử nhất động của chị đều bị mẹ chồng quy kết là “mất nết”. 
 
Trước thì không sao nhưng thời gian gần đây, chị đi làm về là mọi người trong nhà lại bóng gió: “Tiền nộp thì ít, ăn thì nhiều, lại còn lười lao động”.
 
Khổ nỗi, chị có đi làm về muộn đâu. Cứ hết giờ làm chị lại về nhà phụ giúp gia đình, thế nhưng vì bụng ngày càng lớn, đứng lâu máu dồn xuống phù chân, hoặc ngồi lâu lưng chị cũng mỏi nhừ, bụng tức tức, chị không thể rửa bát được. Việc chị có thể làm là chạy loanh quanh xem ai có việc gì nhẹ nhàng thì chị giúp. Chị trách mẹ chồng lắm.
 
Chán nản, chị xin bố mẹ chồng về nhà mẹ đẻ một thời gian. Ngày chị đi chẳng ai nói gì, nhưng vừa đặt chân tới nhà mẹ đẻ, chồng chị đã gọi điện về nhiếc móc: “Nhà chồng làm sao mà cô suốt ngày trốn tiệt về nhà mình thế? Cô thuê nhà đấy à?”. Rồi chồng bắt chị về, anh bảo chị không về sẽ “bỏ luôn”. 
 
Chị hiểu, anh rất yêu chị nhưng anh yêu mẹ nhiều hơn, lời mẹ là ý ngọc, chị lại lủi thủi đi về. 
 
Một lần buồn bực chị ghi lên status Facebook của mình câu: “Nhớ mẹ đẻ quá”. Chưa đầy 10 phút sau, chồng chị đã gọi điện mắng té tát: “Cô viết vậy là ý gì? Là chê mẹ chồng đúng không? Mẹ tôi làm mọi thứ vì cô mà giờ cô quay ra ăn cháo đá bát à?”.
 
Anh chẳng nghe chị giải thích gì, cứ mắng chị tới tấp. Chị biết công việc của anh làm gì có thời gian lên Facebook. Chắc đây là do chị chồng lên rồi mách mẹ và anh. 
 
Sự chán nản của chị lên đến đỉnh điểm khi bị mẹ chồng chửi: "Mày là đứa con dâu mất nết” chỉ vì nhìn thấy chị được một người đàn ông khác đưa về. 
 
Dù chị giải thích đang làm việc thì bị đau bụng, không thể đi xe máy về, nên phải nhờ đồng nghiệp đưa về đến đầu ngõ thì bà cũng không ngớt lời quở trách chị. Rồi trước mặt chị, bà gọi điện sang sảng vào Vũng Tàu mách chồng chị. 
 
Hai hàng nước mắt của chị tuôn rơi khi chẳng ai trong gia đình nhà chồng tin và hiểu nỗi lòng chị.



Bà Thúy thấy nàng dâu mới vừa chân ướt chân ráo về nhà chồng mà đã "bật" mẹ chồng tanh tách như thế lấy làm kinh ngạc lắm.
“Mày là đứa con dâu mất nết!” 2