Trao đổi với Pgs.Ts Vũ Bích Nga - Trưởng khoa nội tiết - hô hấp tại bệnh viện Đai Học Y cho biết: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. 

Bệnh này có thể gây ra tăng huyết áp dẫn đến tiền sản giật, gây biến chứng nhiễm trùng tiết niệu, dễ bị sảy thai với người mẹ, còn với em bé dễ bị dị tật bẩm sinh. Đặc biệt với những mẹ bầu 38 hay 39 tuần cũng có thể sảy thai như bình thường nếu đường trong máu tăng quá cao. 

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào với mẹ và với thai nhi_ Những mẹ bầu nào dễ mắc tiểu đường thai kỳ_

Bên cạnh đó, nếu mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến sinh non, gây suy hô hấp cấp chu sinh (do phổi bé chưa trưởng thành). Về lâu về dài, em bé có thể mắc tiểu đường và bố mẹ sẽ phải chăm sóc con một cách khoa học. 

Những mẹ bầu dễ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có một trong các yếu tố sau:

- Bổ sung dinh dưỡng quá đà.

- Chủng tộc châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

- Thừa cân béo phì trước khi mang thai (chỉ số BMI > 23).

- Có tiền sử gia đình mắc tiểu đường.

- Bị rối loạn đường huyết trước khi mang thai (tiền đái tháo đường).

- Người có tiền sử sinh con to > 4kg hoặc từng có tiền sử tiểu đường thai kỳ.

- Tăng cân quá mức trong thời gian mang thai (>15kg).

- Người có đường trong nước tiểu.

- Người có tiền sử sảy thai, thai lưu không rõ nguyên nhân.

Việc phát hiện sớm căn bệnh này sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Không ít chị em lười hoặc chủ quan không đi khám, lâu ngày bệnh nặng thêm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Mẹ bầu 39 tuần vẫn bị lưu thai, lý do có thể đã mắc căn bệnh nghiêm trọng này - Ảnh 2.