1. Nguyên nhân mẹ bầu bị ho
Mẹ bầu bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, do đề kháng của mẹ bầu bị giảm đi. Khi đó, những tác nhân bên ngoài thường dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu hơn.
a. Ho do bệnh lý đường hô hấp
Chuyển giao mùa hoặc thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng có thể làm cho bà bầu bị ho. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, những nơi đông người có nhiều mầm bệnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị viêm đường hô hấp.
Khi cơ thể bị ho do viêm đường hô hấp, mẹ bầu còn có thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu khác như đau họng, sốt, chảy nước mũi, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn...
b. Ho do dị ứng hoặc hen suyễn
Nếu mẹ có cơ địa bị dị ứng hoặc hen suyễn thì tình trạng này có thể bị nặng hơn khi mang thai, do sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Cơ thể nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng ở bên ngoài môi trường là nguyên nhân gây ho.
c. Do bị kích thích
Không khí lạnh, khói thuốc lá, bụi, đồ ăn lạnh... có thể là một trong những nguyên nhân khiến hầu họng bị kích thích gây ho. Khi mang bầu, các mẹ rất nhạy cảm,hoàn toàn có thể bị ho chỉ bởi một mùi hương nước hoa hơi nồng. Vì thế, hãy lưu ý tránh những nơi hay những mùi dễ gây ho.
d. Bị viêm mũi khi mang bầu
Khi mang bầu thì hàm lượng estrogen trong cơ thể mẹ bầu tăng lên làm cho màng nhầy trong mũi bị sưng tấy, gây tắc nghẽn mũi dẫn đến bà bầu bị ho.
e. Tử cung đã phát triển lớn dần
Điều này gây áp lực lên ổ bụng và khiến cho dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là nguyên nhân gây viêm họng dẫn đến ho.
f. Nguyên nhân khác
Trầm cảm, chứng ngưng thở khi ngủ cũng là yếu tố dẫn đến việc bà bầu bị ho trong thai kỳ. Thậm chí cơn ho có thể đến từ tác dụng phụ của một số loại thuốc mẹ bầu sử dụng khi mang thai.
2. Mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Đây là một trong những nỗi ám ảnh lo sợ của mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ. Bản thân hiện tượng ho không mang đến những kết quả tiêu cực cho mẹ bầu và thai nhi nếu chúng không quá nghiêm trọng. Bệnh lý đi kèm ho mới là điều kiến chị em phải lo lắng. Nếu mẹ bầu bị ho do bệnh lý hô hấp thì điều đầu tiên bạn cần làm là nên đi gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê toa phù hợp với tình trạng của mẹ bầu.
Khi cơ thể nhiễm virus, ví dụ virus cúm thì phải rất thận trọng. Bởi virus này có thể tấn công cơ thể của người mẹ và cả em bé. Cảm cúm khi mang thai có thể khiến con sinh ra có nguy cơ sứt môi hay các dị tật khác là khá cao.
Không nên tự ý mua thuốc khi mẹ bầu bị cảm cúm. Bởi việc sử dụng thuốc không theo chỉ định còn tiềm ẩn những nguy cơ khác đến em bé mà có thể mẹ không biết. Một số loại kháng sinh và thuốc có thể gây hại cho thai nhi, ví dụ như Aspirin. Chính vì vậy nếu bị ho quá nhiều, mẹ bầu nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ho sẽ trở thành vấn đề lớn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và em bé trong bụng khi:
+ Ho dai dẳng khiến mẹ bầu bị mất ngủ, cơ thể suy nhược.
+ Cơn ho khan kéo dài khiến cho cơ thể người mẹ mệt mỏi, đau tức ngực, chán ăn.
+ Ho lâu ngày gây co thắt vùng bụng, ho mạnh kích thích tử cung co bóp dẫn đến nguy cơ động thai, dọa sảy thai , dọa sinh non.
+ Ho kèm triệu chứng của các bệnh lý hô hấp, mẹ bầu bị sốt cao, đau đầu, ù tai. Đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm họng, để kéo dài có thể dẫn đến viêm phế quản hay viêm phổi, ảnh hưởng đến thai nhi.
3. Cách đối phó với tình trạng ho ở mẹ bầu
- Sử dụng các phương pháp chữa dân gian tại nhà để trị ho. Ví dụ như uống cốt chanh mật ong với 1 ít nước ấm, dùng tỏi chưng đường phèn, hoặc tổ yến chưng đường phèn,...
- Súc miệng nước muối, làm sạch hầu họng để tống vi khuẩn và các chất kích thích ra khỏi cơ thể.
- Uống nhiều nước, ăn đủ chất, ăn nhiều rau củ quả để tăng sức đề kháng.
- Giữ ấm cơ thể giúp phòng ngừa và chấm dứt tình trạng ho.
- Đến gặp bác sĩ trong trường hợp ho nghiêm trọng kéo dài kèm theo các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, ra máu.
- Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm mũi và triệu chứng ngạt mũi khó chịu.
4. Mẹ bầu bị ho nên ăn uống như thế nào?
- Khi bị ho, mẹ bầu không nên ăn đồ lạnh vì có thể gây tổn thương cho phổi, khiến tình trạng ho trầm trọng hơn. Không nên ăn đồ bảo quản trong tủ đông lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua rã đông, làm nóng.
- Mẹ bầu không nên ăn quýt vì loại quả này có chứa cellulite làm cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn, làm cơn ho kéo dài dai dẳng.
- Những sản phẩm có chứa dầu như đậu phộng, hạt vừng, hạt dưa, socola...
- Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Các loại quả này vừa có tính mát vừa gây ngứa cổ họng không làm giảm cơn ho được.
- Tôm, cua, cá cũng không khuyến khích mẹ bầu ăn. Bởi vị tanh của các loại hải sản trên càng gây kích thích cơn ho.
- Các loại đồ chiên rán không tốt cho hệ tiêu hóa và không làm giảm cơn ho mà càng gây ảnh hưởng đến các mẹ bầu.
- Hạn chế các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa và nóng trong người.