La Nhất Thần hiện đang định cư tại Mỹ. Sau 3 tháng sinh con, cô nhanh chóng trở về vóc dáng thon gọn như thời thiếu nữ. Sau khi cơ thể hồi phục vết mổ, cô vội vàng đến phòng gym với mong muốn rèn luyện cơ bụng. Tuy nhiên huấn luyện viên tại phòng gym cảnh báo rằng, cơ thể của cô vẫn chưa sẵn sàng cho những bài tập vận động mạnh.
La Nhất Thần đã tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn ở cữ như sau.
Giai đoạn 1: Sau khi sinh từ 1 – 7 ngày
La Nhất Thần chú trọng uống nước lọc, uống thêm nước gạo, nước trà, không ăn canh hầm để tránh tắc tia sữa, hạn chế muối dầu. Cô ăn nhiều gan lợn giúp bổ máu, gan lợn chứa nhiều vitamin A1, B2 và các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe.
Giai đoạn 2: Sau khi sinh từ 8 – 14 ngày
La Nhất Thần quan tâm lượng sữa mẹ nhiều hay ít để chọn món ăn giúp xuống sữa. Mẹ ít sữa có thể bổ sung món sườn hầm đu đủ, đậu phộng hầm móng giò, súp cá. Điều quan trọng các mẹ cần làm là duy trì tâm trạng vui vẻ giúp mau xuống sữa và hỗ trợ trẻ hấp thụ sữa tốt hơn.
Giai đoạn 3: Sau khi sinh từ 14 – 21 ngày
Thông qua bữa ăn, điều chỉnh gia tăng chất lượng và số lượng sữa, đồng thời hồi phục cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.
Giai đoạn 4: Sau khi sinh từ 21 – 30 ngày
La Nhất Thần vẫn hạn chế ăn canh hầm móng giò, bởi các mẹ ăn móng giò sẽ gia tăng hàm lượng mỡ động vật có trong sữa. Trẻ sơ sinh có chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, nếu sữa mẹ chứa nhiều mỡ động vật sẽ gây ra tình trạng đau bụng cho trẻ. Hơn nữa, nếu cơ thể các mẹ dung nạp nhiều mỡ động vật sẽ làm chậm quá trình hồi phục cơ thể.
Ngoài ra, La Nhất Thần có một số nguyên tắc trọng điểm chị em cần nhớ:
1. Gan lợn phù hợp ăn vào buổi sáng, buổi trưa.
2. Lòng đỏ trứng gà bổ sung chất sắt, có lợi đối với sản phụ thiếu máu.
3. Canh sườn hầm củ sen có thể điều trị bệnh thiếu máu cho sản phụ trong giai đoạn ở cữ. Ngó sen có tác dụng xoa dịu giảm căng thẳng thần kinh.
4. Cà rốt chứa hàm lượng vitamin A, B, C dồi dào có lợi cho sản phụ.
5. Thịt thăn heo giúp thận khỏe, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hồi phục chức năng của tử cung, điều trị đau nhức vùng thắt lưng hiệu quả.
6. Mè chứa hàm lượng canxi cao, ăn nhiều mè giúp ngăn ngừa táo bón và hàm lượng canxi bị mất khi sinh.
7. Móng giò giúp bổ sung máu, lợi sữa.
8. Đậu phộng giúp bổ sung máu, điều trị thiếu máu và tẩm bổ cơ thể.
9. Cần tây có hàm lượng chất xơ cao, ngăn ngừa và điều trị táo bón ở sản phụ.
10. Đậu đen có hàm lượng cao protein và vitamin A, B, C giúp giảm triệu chứng phù nề ở chân, cải thiện sự đàn hồi và giúp thư giãn các cơ.
11. Hải sâm không chứa cholesterol, protein cao, phù hợp sử dụng đối với sản phụ sau sinh bị suy nhược cơ thể.
Trong giai đoạn ở cữ, La Nhất Thần thường xuyên tẩm bổ cơ thể bằng hải sâm và bong bóng cá, đây là thực phẩm giúp cô dưỡng nhan và xuống sữa, ăn nhiều không tăng cân.
Bài tập vận động nhẹ nhàng:
Hít thở bằng bụng
Bài tập chủ yếu rèn luyện các cơ ở vùng bụng, giảm thiểu mỡ thừa, thúc đẩy nhu động ruột, giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa táo bón.
- Nằm ngửa ở tư thế thoải mái, mở rộng thắt lưng, thả lỏng cơ thể.
- Tay phải đặt ở rốn, tay trái đặt ở ngực, khi hít hơi bụng căng phình, khi thở ra bụng xẹp. Tiếp tục cho đến khi bụng đã quen phồng xẹp thì không cần dùng tay ép bụng nữa. Giữ hơi khoảng 5 - 10 giây, sau đó lặp lại vòng tuần hoàn.
- Duy trì hơi thở đều đặn, chậm rãi. Mỗi lần 5 - 10 phút, mỗi ngày tập khoảng 3 lần.
Nguồn: Mageline