Từ ngày em về làm dâu, em chưa thấy mẹ chồng em cho ai cái gì bao giờ. Bà tính cực kì tiết kiệm (em là dâu nên nói thế chứ hàng xóm toàn nói xấu mẹ em keo kiệt), nhưng lại thích sang chảnh. Kiểu lâu lâu có họ hàng ở thành phố về là kiểu gì cũng tỏ ra mình rộng rãi, thoải mái, hào phóng, bắt con dâu đi mua sắm này kia nhưng chẳng bao giờ đưa tiền.

Rồi toàn kể là mua đồ này, đồ kia cho con dâu chứ thực chất bà nào có bỏ tiền túi ra bao giờ. Mọi người toàn cười, vỗ vai em xong bảo:

- Nhất cháu rồi đấy, số hưởng mới kiếm được bà mẹ chồng thế này.

Mẹ chồng làm khó đưa 50k bắt con dâu làm mâm cơm thịnh soạn, nào ngờ tôi lại khiến bà phải tâm phục khẩu phục - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Em chỉ biết cười trừ chứ không lẽ vạch mặt mẹ chồng mình? Em cũng chẳng thể thảo mai tới độ từ không mà nói có, giả bộ ngọt ngào hùa vào khen mẹ chồng mình được.

Nhưng mọi chuyện em cũng mắt nhắm, mắt mở cho qua mọi người ạ. Cho tới khi em mang thai. Vì sức khỏe em yếu, tim thai cũng yếu nên mới 4 tháng, bác sĩ đã chỉ định em phải nghỉ làm để dưỡng thai. (Em làm kiểm kho, thường xuyên phải xuống xưởng, tiếp xúc với hóa chất, bụi bặm nên nguy hiểm).

Khỏi nói, mẹ chồng em khó chịu ra mặt vì em nghỉ làm không lương nên từ giờ sẽ phải ngửa tay xin tiền chồng. Mẹ chồng nào mà chẳng thương con trai và coi thường con dâu nếu không làm ra tiền nên em cũng hiểu cảm giác này của bà. Tuy thế, em vẫn thấy buồn, chán và tủi thân.

Nhưng ở nhà mới đúng là tù túng. Mới tới ngày thứ 3, bà đưa cho em 50k, rồi bảo:

- Con cầm lấy tiền này, tối nay nấu nướng cho tử tế một chút, chồng con đi làm cần có đủ chất nữa.

Em ngớ người, 50k mà mẹ chồng muốn em nấu cái gì đây trời? Trước kia em đi làm, tiền ăn trong gia đình 1 tay em lo, giờ thì… Đúng là ăn bám nên khổ thật, tiền tiêu thì ít mà ăn thì muốn nhiều. Em định cự lại nhưng rồi biết thân biết phận, cầm tiền rồi bảo:

- Vâng mẹ, con sẽ cố lo liệu.

Mẹ chồng làm khó đưa 50k bắt con dâu làm mâm cơm thịnh soạn, nào ngờ tôi lại khiến bà phải tâm phục khẩu phục - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Em cầm 50k mà khóc dở mếu dở. Nhà em 2 bố mẹ, 2 vợ chồng, 50k mua đồ tiết kiệm lắm thì vừa đủ ăn. Mà giờ bà còn muốn đồ ăn bổ dưỡng, mâm cơm thịnh soạn, em biết phải làm sao?

Bí quá, em mới đánh liều gọi cho mẹ đẻ. Bà cười, bảo:

- Thôi, không có tiền thì phải tiết kiệm thôi con. Ít nữa con lại đi làm, kiếm được thì muốn sao cũng được. Giờ thì chịu khó nhé. Nghe mẹ dặn đây…

Rồi mẹ em hướng dẫn 1 bài, nào là sáng đi chợ sớm, mua đồ ăn vừa sạch, vừa ngon. Ở nhà rảnh thì lân la qua nhà hàng xóm mua đồ nông sản vừa ngon, vừa sạch, vừa rẻ. Các món ăn như thịt, như cá thì nên nấu kết hợp với các thứ nguyên liệu khác sẽ tạo được món ăn vẫn ngon mà tiết kiệm. Những thứ như dưa, cà,… nếu có thể thì nên tự mua về muối, giá thành sẽ rất rẻ mà lại thêm được món ăn trong mâm cơm.

Nghe mẹ đẻ khuyên, em cũng thấy có thêm chút tự tin. Em cầm 50k, ra ngoài phố mua 20 nghìn thịt xay, 20 nghìn cá và 10 nghìn còn lại mua được 3 quả trứng vịt của nhà hàng xóm.

Tới bữa, em nấu thịt xay với chuối quả, cá kho củ chuối, trứng rán với hành lá, rau cải luộc hái từ vườn nhà, quất, tỏi, ớt cũng có sẵn. Thế là vừa vặn 50k, mâm cơm trông cũng rất thịnh soạn.

Mẹ chồng em nhìn mâm cơm cũng không chê chỗ nào được. Thậm chí, bà có vẻ cũng khá hài lòng. Còn chồng em thì thích thú vì lâu lâu mới được ăn món chuối nấu thịt.

Mẹ chồng làm khó đưa 50k bắt con dâu làm mâm cơm thịnh soạn, nào ngờ tôi lại khiến bà phải tâm phục khẩu phục - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Sau bữa đó, em cũng thấy mình hoàn toàn có thể chi tiêu tiết kiệm hơn. Chỉ là trước kia có tiền trong tay nên em thấy việc nấu mâm cơm 50k cho cả nhà là không thể, nay bị dồn vào đường cùng em mới chịu đi học hỏi phương pháp từ các bà, các mẹ.

Giờ em ở nhà, em cũng đã bán hàng online với viết bài kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng mỗi bữa ăn em vẫn chỉ gói gọn trong khoảng 50k (có ngày hơn, có ngày kém chút ít). Riêng ngày cuối tuần mới cho cả nhà ăn uống sang chảnh với thịt cá ngập mặt thôi. Mẹ chồng em cũng chẳng còn mắng mỏ, chê trách gì em nữa thậm chí tỏ ra rất hài lòng. Hai mẹ con cũng có dịp hiểu và tâm sự nhiều hơn.