Những hộp cơm trưa cho con mang đi học là sự quan tâm hết mực của người mẹ dành cho đứa con của mình, luôn chứa chan rất nhiều tình cảm, sự quan tâm chăm sóc. Khi những nỗ lực đó nhận về góp ý thiếu thiện chí sẽ khiến người làm hẳn rất buồn lòng.
Trường hợp của người mẹ ở Australia này là điển hình, cô đã vô cùng phẫn nộ khi nhận được tin nhắn từ giáo viên của con trai về hộp cơm trưa mà mình đã chuẩn bị cho con.
Cô chia sẻ câu chuyện trên trang Facebook Lunchbox Ideas Australia, cho biết mình đã chuẩn bị một bữa trưa đầy đủ cho con gồm các thứ: bánh quy, giăm bông, nước ép trái cây, sữa chua và trái cây…
Bà mẹ cho hay giáo viên của con trai cô không mấy ấn tượng với bữa ăn mà cô chuẩn bị và đưa ra bình phẩm thiếu thiện chí, đề nghị chế độ ăn cho con trai cô cần bỏ bớt bánh quy, và tăng lượng trái cây và rau.
Sau khi được giáo viên góp ý thẳng thắn, người mẹ giải thích: "Con trai tôi năm nay 6 tuổi, mắc bệnh tự kỷ và rối loạn nhân cách (SPD), con tôi chỉ ăn một số loại đồ ăn nhất định và đây là cách người mẹ như tôi chuẩn bị bữa trưa cho con trai đi học bởi thường ngày ở nhà con tôi không bao giờ ăn trái cây".
Các món ăn chủ yếu gồm bánh quy, giăm bông, bánh mì thường, không có nước sốt, không có nước chấm, không có rau, không phết lên bánh mì... Con tôi chỉ thích ăn đồ khô, không thích mấy đồ ăn mềm mềm, ướt ướt. Có ai thấy có vấn đề với bữa trưa này không?".
Người mẹ cho rằng giáo viên đã biết con trai mình mắc chứng tự kỷ nhưng vẫn đưa ra những góp ý thiếu thiện chí đó, những lời bình phẩm của giáo viên này về hộp cơm của cậu bé là "thiếu chuyên nghiệp".
Cô nói với giọng giận dữ: "Cô ấy biết thằng bé mắc chứng tự kỷ và SPD nhưng vẫn có thể nói với tôi rằng bữa trưa này không đủ lành mạnh. Tôi thật sự bức xúc với hành vi thiếu chuyên nghiệp và thiếu lòng nhân ái cũng sự hiểu biết của cô giáo đối với tình trạng bệnh của con trai tôi".
Bà mẹ muốn lắng nghe lời khuyên từ những bà mẹ khác, cô nói: "Hãy góp ý cho tôi có cách bổ sung rau nào cho con không? Tôi đã thử mọi cách có thể, cũng như liệu pháp vận động hàng giờ để khuyến khích con trai ăn nhiều loại trái cây và rau củ hơn nhưng đều không thành công.
Tôi thừa nhận đây là một biểu hiện của chứng tự kỷ nhưng rất muốn được lắng nghe ý kiến từ những ai cùng chung hoàn cảnh".
Từ chia sẻ của người mẹ, có rất nhiều ý kiến bênh vực cô, đồng ý rằng giáo viên không có quyền chỉ trích bữa trưa của cậu bé: "Giáo viên nói những món ăn đó không đủ sức khỏe là sao? Có trái cây, sữa chua, các loại thịt khác nhau, bánh mì… Tôi không hiểu", "Từ khi nào giáo viên có thể yêu cầu phụ huynh cho con ăn và không cho ăn những gì vậy?", "Tôi cũng là một giáo viên và con trai tôi cũng kén ăn, rất tiếc vì giáo viên của con trai bạn cư xử như vậy, cô ấy đã biết được tình trạng của con trai bạn và vẫn cách cử xử như vậy thì thật thiếu chuyên nghiệp".