Có thể nói, trong quá trình trưởng thành của con, không chỉ có những đứa trẻ lớn lên mà người làm cha, làm mẹ cũng phải nỗ lực hết mình, thay đổi bản thân để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con. 

Ngược lại, nếu người bố hay người mẹ sống vô trách nhiệm, không quan tâm đến con cái thì người chịu ảnh hưởng nhất vẫn là những đứa trẻ. Câu chuyện dưới đây của cặp vợ chồng người Trung Quốc là ví dụ.

 - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Vợ chồng cô Xiaomei và anh Qiangzi đã kết hôn được 7 năm. Cô Xiaomei là giáo viên của một trường cấp 3, trong khi anh Qiangzi là công chức bình thường của một thị trấn. Dù tổng lương của cả hai đều không cao, song cuộc sống vợ chồng vẫn khá đủ đầy khi biết chi tiêu hợp lý.

Cặp đôi có với nhau 3 người con, bao gồm 2 con trai lớn và 1 cô con gái út. Anh Qiangzi rất yêu thương và chiều chuộng cô con gái nhỏ này, thường xuyên dành thời gian trò chuyện và vui đùa cùng cô bé.

Bỗng một ngày, cô Xiaomei nhận được tin thông báo rằng cô phải đi học thêm do sự sắp xếp của phía nhà trường trong khoảng 1 tháng. Vốn tin tưởng chồng sống có trách nhiệm với gia đình, cô đã yên tâm đi ra khỏi nhà, sau khi đã dặn chồng quan tâm thật kỹ những đứa con nhỏ.

 - Ảnh 2.

Cô Xiaomei đã giao hết trách nhiệm chăm sóc con cái cho chồng khi mình đi vắng (Ảnh minh họa)

Một tháng sau, cô Xiaomei quay về với gia đình. Điều kỳ lạ là khi vừa mới bước chân vào cửa, hai trong ba người con của cô không tỏ ra vui mừng khi gặp mẹ mà chỉ... liên tục kêu đói. Lo lắng có điều gì đó không may xảy ra, cô Xiaomei kéo người con gái 4 tuổi vào phòng và dò hỏi những điều đã xảy ra trong một tháng cô đi xa nhà.

Cô bé thành thật đáp: "Lúc mẹ đi vắng, mỗi tối bố đều nhốt mình trong mình. Trong phòng đó thường xuyên có tiếng động lạ lắm. Lúc nào tâm trạng bố tốt thì bố mới cho con và hai anh tiền đi mua đồ ăn bên ngoài".

 - Ảnh 3.

Những đứa con của cô Xiaomei thường xuyên bị đói trong thời gian dài (ảnh minh họa)

Nghe đến đây, cô Xiaomei không khỏi hốt hoảng. Khi chồng quay trở về nhà, cả hai đã thẳng thắn nói chuyện với nhau. Hóa ra âm thanh kỳ lạ phát ra trong phòng anh Qiangzi là âm thanh của tiếng mạt chược. Thực tế anh Qiangzi đã vướng vào một đường dây tổ chức đánh mạt chược quy mô lớn, số tiền cá cược nhiều không đếm xuể.

Được biết, trong quá khứ, anh Qiangzi đã có niềm đam mê với bộ môn mạt chược. Thực tế, cặp đôi đã từng đến bờ vực tan vỡ khi người chồng đầu tư quá nhiều tiền cho trò chơi dưới hình thức đỏ đen này.

Điều khiến chị Xiaomei tức giận hơn cả, không chỉ việc chồng "ngựa quen đường cũ" tiếp tục lấn sâu vào bài bạc, mà hơn hết chính là cách anh thờ ơ trong việc chăm sóc con cái, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các con. 

"Nếu anh còn tiếp tục đánh bạc và không màng đến tính mạng con cái, chúng ta sẽ ly hôn" - chị Xiaomei nhớ lại những lời nói tức giận trong lúc tranh cãi với chồng. Thật may là sau đó anh chồng đã nhận ra sai lầm, và hứa từ nay sẽ sống trách nhiệm với gia đình hơn.

Thực tế nếu để về lâu dài, những đứa trẻ không được bố mẹ quan tâm sẽ có những biểu hiện ám ảnh tâm lý sau:

- Cảm thấy không nhận được sự bảo vệ

Khi còn bé, những đứa trẻ sẽ cảm thấy thiếu an toàn vì không nhận được sự quan tâm đúng mức của người mẹ. Cảm giác này có thể theo chân chúng mãi thậm chí có những người còn không ngừng cảm thấy lo lắng và không được bảo vệ.

- Không thể thoát ra các mối quan hệ tiêu cực

Những đứa trẻ này sẽ thấy rất khó để thoát ra các mối quan hệ tiêu cực dù nó ảnh hưởng xấu đến chúng như thế nào. Những đứa trẻ tin rằng mình có thể sửa chữa mối quan hệ miễn là chúng cố gắng hay thậm chí chấp nhận nó vì đã quen với việc bị đối xử tệ bạc. Đó cũng là cách trẻ tự nhủ để dễ dàng chấp nhận thay vì phải đứng dậy bước ra khỏi các "vũng lầy" đó.

- Gặp vấn đề trong việc chọn bạn mà chơi

Thực tế, con người có xu hướng tạo dựng mối quan hệ giống các mối quan hệ thân thuộc với thành viên trong gia đình. Vậy nên, theo thói quen hồi bé, những đứa trẻ này sẽ có khả năng chơi với những người từng ngược đãi mình cao hơn những người bạn cùng trang lứa.