Tránh đột tử
Khi bé nằm sấp, theo bản năng các bé sẽ thường ngóc đầu lên để nghe ngóng, nhìn mọi vật xung quanh. Chính nhờ thế, những trẻ thường nằm sấp sẽ luyện được cứng cơ cổ, cơ lưng hơn hẳn. Từ đó, nguy cơ đột tử của bé cũng giảm xuống vì bé có thể tự mình xoay xở, thoát khỏi những vật chắn đường thở của mình.
Phát triển hệ hô hấp
Với tư thế nằm này thay vì ảnh hưởng tới tim thì sẽ giúp ngực và phổi của trẻ tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Theo đó, dung tích của phổi sẽ được tăng lên và hoạt động của hệ hô hấp diễn ra tốt hơn. Đó là lý do khiến nhiều bậc cha mẹ ở châu Âu và Hoa Kỳ thường để con ngủ trong tư thế nằm sấp.
Phát triển vận động tổng thể
Khi bé nằm sấp, bé thường ngóc đầu cũng nhờ thế cơ cổ và lưng dẻo dai hơn hẳn. Những bé thường nằm sấp sẽ có sự vận động linh hoạt hơn. Nhất là đến giai đoạn lật và ngồi bé cũng nhanh chóng thành thục.
Hạn chế bị bẹp, méo đầu
Bé sơ sinh nếu bị đặt nhiều sẽ dễ bị méo hay bẹp một bên đầu gây mất thẩm mỹ. Đối với những bé thường nằm sấp sẽ hạn chế tối đa tình trạng này. Ngoài ra, việc cho bé nằm sấp rất có lợi khi điều khiển đầu linh hoạt, chính xác hơn.
Hạn chế đầy hơi, tốt cho hệ tiêu hóa
Thông thường, bản thân người lớn bị đau bụng thường lấy tay xoa bụng hoặc ấn mạnh vào bụng để giảm cảm giác khó chịu. Còn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại không thể thực hiện động tác như thế nên chỉ có thể ép bụng xuống phía dưới sàn để giúp xoa dịu cơn đau. Khi bé nằm sấp, sẽ tác động trực tiếp vào vùng bụng khiến bé giảm cảm giác khó chịu, tốt cho hệ tiêu hóa.
Lưu ý, những trường hợp sau không nên nằm sấp:
1. Trẻ sơ sinh chưa rụng rốn không được nằm sấp.
2. Chăn và gối không nên quá mềm vì nếu mềm quá, bé nằm sẽ bị lõm xuống dễ dẫn đến nghẹt mũi, miệng, ảnh hưởng đến hô hấp và dễ dẫn đến đột tử ở trẻ sơ sinh.
3. Không mặc quần áo có cúc hoặc nút thắt phía trước ngực vì như thế khi nằm sấp nó có thể gây tổn thương cho phần ngực và bụng của bé.
4. Trẻ vừa ăn no hoặc bú no không nên nằm sấp sẽ gây nên cảm giác tức bụng hoặc nôn trớ.
(Tổng hợp)