* Câu chuyện được chia sẻ trên trang MXH Baidu của Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng.

Nuông chiều đứa con trai duy nhất

Tôi là Lưu Tuệ (66 tuổi) ở Trung Quốc hiện đang sống cùng con trai 37 tuổi. Khi xưa tôi và chồng lấy nhau nhiều năm có kinh tế ổn định nhưng hiếm muộn mãi không thể có con.

Tôi đã đi kiểm tra rất nhiều nơi, làm rất nhiều cách trong nhiều năm nhưng vẫn không có con. Thời gian đó, tôi gặp áp lực rất lớn, thường bị mẹ chồng gây sức ép, thậm chí là muốn chúng tôi chia tay vì tôi không thể sinh con.

Tuy nhiên, chồng rất thương tôi và đồng hành cùng tôi suốt thời gian khó khăn.

Cuối cùng sau bao cố gắng, năm 29 tuổi tôi đã có thai sau 5 năm ròng rã đi khắp nơi tìm con.

Đứa bé cũng giúp gia đình tôi trở nên hòa thuận hơn, mẹ chồng tôi cũng nhiệt tình, quan tâm và chăm sóc tôi nhiều hơn. Vì khó mang thai nên cả tôi và gia đình đều cực kỳ trân trọng và yêu thương đứa bé.

Ảnh minh hoạ

Sau khi con chào đời, đã nhận được rất nhiều sự yêu thương của cả gia đình. Khi con lên 3 tuổi, đã có hành động đánh vào người ông bà nhưng mọi người không quan tâm, chỉ bảo con rất nam tính và mạnh mẽ.

Khi lớn lên, con trai tôi gần như trở thành một "đại ca" ở khu phố. Con thường xuyên trốn học, đi đánh nhau nhưng chồng tôi và bố mẹ chồng vẫn không quản thậm chí còn nói rằng cháu làm vậy để bảo vệ bản thân là chính xác.

Đứa trẻ ngỗ ngược

Tôi cảm thấy lo lắng về hành vi của con, muốn dạy dỗ con nhưng đều bị mẹ chồng gạt đi, bênh vực nói tôi như mẹ kế, không thương con. Cuối cùng, tôi cũng không thể quản được nó, đứa bé dưới sự chiều chuộng của bố và ông bà nội dần dần lớn lên.

Con trai tôi rất lười học, nên nhà chồng tôi đã dựa vào quan hệ để gửi con đến một trường kỹ thuật gần nhà. Sau khi tốt nghiệp, chồng tôi cũng lo sẵn công việc cho con. Tôi nghĩ con lớn lên sẽ suy nghĩ chín chắn, biết cố gắng cho cuộc sống này.

photo-1732022038346

 

Tuy nhiên, vì bản tính ngang bướng và không chịu được khổ nên con nhanh chóng vướng vào rắc rối với đồng nghiệp. Lúc đầu, mọi người đều khoan dung và tha thứ cho con nhưng hành động này cứ lặp đi lặp lại và để rồi con đã bị đuổi khỏi cơ quan.

Sau khi mất việc, con càng trở nên hư hỏng, cả ngày chỉ biết chơi bời, kết giao với nhóm bạn xấu và về nhà xin tiền cha mẹ, ông bà.

Cả gia đình chồng tôi cuối cùng cũng không thể chịu được hành vi của con nên quyết định dừng không cho con tiền nữa. Tuy nhiên, con trai tôi không hề biết sửa sai mà con đã đi vay nợ từ bọn xã hội đen hơn 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng), một con số không hề nhỏ để chơi bời.

Khi sự việc bại lộ, vợ chồng tôi đã xảy ra to tiếng với nhau. Tôi muốn giáo dục lại con, muốn chồng không được tiếp tục chiều nó nữa. Tôi muốn dạy cho con bài học nhớ đời để từ nay phải thay đổi, nếu không sẽ huỷ hoại cả cuộc đời.

Tuy nhiên, nhà chồng tôi vẫn hết mực bao che cho con. Và cuối cùng chúng tôi đã ly hôn vì bất đồng ý kiến. Sau khi cha mẹ ly hôn, con trai tôi chìm đắm trong chơi bời, đổ đốn khiến tôi cảm thấy bất lực, lo lắng cho tương lai của nó.

Và cuối cùng điều tôi sợ cũng đã đến, con tôi đánh người bị thương, đã được cảnh sát đưa đi rồi bị phán tù giam trong vài năm. Sự việc khiến tôi bần thần, xót xa, nhưng cũng nhẹ nhõm coi như đó là một bài học xương máu để con thay đổi.

Mẹ già nuôi con trai 40 tuổi

Khi con ra tù, tôi cũng đã gần 60 tuổi và sắp nghỉ hưu. Tôi muốn con tìm một công việc ổn định để làm rồi kết hôn, sinh con, nhưng nó vẫn không thể thay đổi bản tính, mỗi ngày lười biếng, không chịu làm ăn.

Ảnh minh hoạ

Mỗi tháng, tôi có lương hưu khoảng 4.000 NDT (hơn 14 triệu đồng) nhưng cũng bị con trai lấy đi và rồi không đủ tiêu trước sự ham ăn, lười làm của nó.

Quá bất lực khi thấy tiền tiết kiệm dần ít đi, tôi đã phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống. Trong nhiều năm, tôi làm rất nhiều công việc từ dọn dẹp, bảo mẫu đến rửa bát,... để lo cho gia đình.

Còn con trai tôi ở nhà không làm gì. Gần 40 tuổi vẫn đổ đốn, nghiện máy tính, điện thoại di động cả ngày.

Mười năm sau khi nghỉ hưu, cuộc sống tôi mệt mỏi, luôn phải lo lắng chăm chút từng tí một cho con trai.

Cứ nghĩ sẽ sống thế này cho đến hết đời, thì bất ngờ một hôm có người đến bấm chuông nhà tôi rất khuya. Tôi cảm thấy lạ không biết ai đến nhà mình giờ này thì ra mở cửa phát hiện là một nhóm cảnh sát mặc quân phục đầy đủ.

Họ lịch sự chào hỏi tôi và nói con tôi bị chủ nợ kiện và họ sẽ đưa con về đồn để điều tra. Tôi rất sốc, tức giận hỏi con tại sao hàng tháng cầm lương hưu của tôi trong tay mà vẫn đi vay tiền, cuối cùng là con đã tiêu gì.

Con trai tôi chỉ cúi đầu, không nói gì cả. Sau khi cảnh sát lục soát xong, họ nhanh chóng đưa con trai tôi đi, trước khi ra đến cửa, nó quay lại và gầm lên với tôi: "Chính bà và gia đình đã huỷ hoại tôi".

Nghe câu nói của con mà tôi vừa xót, cay đắng vừa tức giận. Tôi nghĩ lại mấy chục năm qua mình đã quá mềm yếu, bị nhà chồng đàn áp, dù thấy con làm sai nhưng không dám dũng cảm uốn nắn, dạy con thành người tốt.

Tôi bật khóc nức nở, khóc vì thương cho bản thân mình, vì tất cả những gì đã qua, khóc vì ân hận đã quá chiều con, quá tuân theo con mà chưa một lần dạy dỗ con cẩn thận.

Nguồn 163