Trước khi mua hộp đựng thực phẩm thì chị Bích Ngọc (đang làm chuyên viên truyền thông ở Hà Nội) cũng đã tìm hiểu rất nhiều thông tin trên các group về đồ bếp. Thời điểm dịch bệnh phức tạp, nhu cầu tích trữ đồ ăn cũng nhiều nên chị đã quyết tâm sắm thêm hộp đựng để bảo quản.
Chị Bích Ngọc mua hộp đựng của 3 thương hiệu là Tupperware, Rubbermaid, Inochi. Chi phí sắm các sản phẩm hộp đựng thực phẩm này là khoảng 5 triệu đồng.
Và dưới đây chính là những trải nghiệm thực tế của chị Ngọc khi sử dụng những hộp đựng thực phẩm của 3 thương hiệu này.
Tủ lạnh lưu trữ với các bộ hộp đang sử dụng đựng thực phẩm hàng ngày của chị Bích Ngọc.
1.
Dòng hộp nổi tiếng "đắt xắt miếng" Tupperware của Mỹ
Theo chị Bích Ngọc, khi tìm hiểu thì hãng Tupperware có chia ra hộp cho ngăn đông, hộp ngăn mát, hộp đựng rau. Chị Ngọc đã mua 1 số hộp cho ngăn đông, chủ yếu là hộp to size 1,5 lít và 3,6 lít để đựng nửa hoặc nguyên con gà.
Cùng với đó là hộp đông dẹt màu tím mới ra, vì thấy nó đẹp, khi để sẽ tiết kiệm diện tích trong tủ, đựng tôm, cá hoặc các món mỏng mỏng rất tiện. Ngoài ra chị Ngọc còn mua thêm hộp đông size 200ml để chia nhỏ từng bữa ăn hoặc là để đồ cho em bé ăn dặm.
Ưu điểm:
- Màu đẹp, nhiều size để lựa chọn, đông lạnh hay bảo quản mát, tròn vuông đều có đủ cả.
- Bảo quản hoa quả 1 tuần không héo và hỏng.
- Để sầu riêng rất kín mùi, tủ lạnh không ám. Hay trước đây chị Ngọc từng đựng dâu tây (theo chị đánh giá là loại hoa quả dễ dập nhất) thì đựng trong hộp Tupperware 1 tuần lấy ra vẫn ngon lành.
Nhược điểm:
- Khó đóng nắp.
- Giá đắt nên chỉ mua lẻ, theo size mình cần. Thậm chí phải ưu tiên mấy hộp trắng để còn "nhòm" được bên trong có gì.
Mua hộp đựng Tupperware giống chị Ngọc ở đây.
2.
Dòng hộp Rubbermaid, thương hiệu bình dân của Mỹ
Chị Ngọc có mua thêm dòng hộp Rubbermaid, cũng là một thương hiệu của Mỹ nhưng giá thành bình dân hơn. Chị Ngọc mua một set hộp có nắp xanh, giá 1,1 triệu đồng. Khi đọc review trong các hộp nhóm cũng thấy rất nhiều bà nội trợ khen.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ hơn, nắp cứng hơn dòng Tupperware.
- Lúc đầu nhận cả set về thấy sao có nhiều hộp bé nhưng sau đó dùng đựng thịt băm hoặc chia các bữa nhỏ cho em bé lại thấy rất tiện.
- Ngoài ra, hộp này tiện hơn khi không chia hay quy định rõ phải dùng cho ngăn đông hay ngăn mát nên chị có thể vớ được cái nào dùng cái đó luôn.
Nhược điểm:
- Hôm trước chị Ngọc vừa bê ra từ ngăn đá đã dùng lực mở mạnh khiến hộp bị vỡ luôn.
- Không có hộp size lớn như dòng Tupperware.
Mua hộp đựng Rubbermaid giống chị Bích Ngọc ở đây.
3.
Hộp Inochi bằng nhựa của Việt Nam
Một dòng hộp bình dân khác được chị Ngọc lựa chọn để sử dụng trong gia đình là hộp Inochi. Đây là dòng hộp đựng thực phẩm có giá bình dân, bằng nhựa của Việt Nam.
Ưu điểm:
- Điểm cộng lớn là màu cam pastel quá xinh.
- Giá thành hợp lý.
- Chị Ngọc dùng để đựng ngăn mát, mấy đồ có kích thước nhỏ và ngắn.
Nhược điểm:
- Chất liệu nhựa không bằng hai thương hiệu trên.
- Nắp hộp khi đóng cũng có cảm giác không chặt khít, nhiều khi rửa bát (bằng tay) xong úp cũng thấy nắp bị vênh.
- Dùng đựng rau củ quả thì thấy héo khá nhanh.
Mua hộp đựng Inochi giống chị Bích Ngọc ở đây.
Sau thời gian sử dụng các hộp đựng thực phẩm thì chị Bích Ngọc nhận ra một điều rằng, bản thân thích sử dụng những chiếc hộp đựng thực phẩm từ bao giờ. Khi mua hộp dùng thì bao nhiêu cũng thấy thiếu.
"Ngày xưa mình chỉ thích mua phấn mua son, giờ chỉ mê mua hộp đựng đồ ăn mới lạ. Giờ đã bớt dịch rồi, chắc nhu cầu tích trữ đồ ăn đã ít đi nhưng mình vẫn khuyên bạn bè hay người thân là nên mua hộp đựng cho sạch sẽ và đảm bảo.
Hi vọng những thông tin mình chia sẻ với mọi người trên đây cũng chính là những trải nghiệm sử dụng hộp đựng thực phẩm của bản thân sẽ giúp mọi người có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn dòng hộp phù hợp với gia đình mình", chị Ngọc chia sẻ thêm.
Ảnh: NVCC