2 tháng trước, một bà mẹ tại Trung Quốc đã đưa con đến kiểm tra ở bệnh viện sau khi nhận thấy con liên tục sụt cân, mệt mỏi, biếng ăn, lưỡi khô. Sau hàng loạt các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ kết luận, cháu bé bị chậm phát triển, thiếu máu do thiếu axit folic. Lúc này, người mẹ bần thần không nghĩ ra lý do gì đã khiến con mình gặp tình trạng khủng khiếp như vậy. Sau khi các bác sĩ hỏi thăm cặn kẽ hơn về thói quen ăn uống của bé, cách chuẩn bị thức ăn của mẹ, chị gần như ngã quỵ khi biết chính mình đã hại con phát triển chậm.

Theo các bác sĩ, axit folic (còn gọi là folate) - chất mà cháu bé trên bị thiếu - có rất nhiều trong thực vật, đặc biệt là các loại rau như bông cải xanh, cải xoắn, rau bina... Đây là chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, tạo ra và duy trì tế bào cho cơ thể, đồng thời góp phần thực hiện chức năng não, phát triển hệ thần kinh, và hành vi của trẻ. Thiếu axit folic đồng nghĩa với việc trẻ mệt mỏi, biếng ăn, giảm nhận thức, chậm phát triển, kém thông minh.

Người mẹ này đã làm sai điều gì dẫn đến tình trạng nghiêm trọng của con như thế? Đó chính là thói quen tưởng như kĩ càng nhưng lại đầy nguy hại: ngâm rau quá lâu trong nước. Xuất phát từ quan điểm rau bị phun thuốc nên phải ngâm lâu trong nước để bỏ hết dư lượng hóa chất, các bà mẹ vô tình đã khiến rau xanh mất chất, thẩm chí còn bị hóa chất thẩm thấu ngược, xâm nhập vào rau. Khi vách tế bào của rau bị phá vỡ do nước thẩm thấu vào quá nhiều, dung dịch trong tế bào chất sẽ hòa tan, từ đó làm mất chất dinh dưỡng trong rau, trong đó có axit folic - chất quan trọng đã đề cập ở trên.

Ngam rau lau trong nuoc 1
Không nên ngâm rau quá lâu trong nước (Ảnh: Internet)

Do đó, để bảo toàn chất dinh dưỡng có trong rau, đặc biệt là axit folic, các mẹ không nên ngâm rau trong nước quả lâu mà nên thực hiện như sau:

- Rửa trực tiếp rau dưới vòi nước chảy. Đây là cách tốt nhất để loại bỏ kí sinh trùng, vi khuẩn trên lá rau, đồng thời loại bỏ dư lượng hóa chất bám trên lá.

- Sau đó, chỉ ngâm rau trong nước khoảng 5 phút.

- Rửa lại rau một lần nữa rồi để ráo nước.

Ngam rau lau trong nuoc 2
Nên rửa trực tiếp rau dưới vòi nước chảy (Ảnh: Internet)

Theo các chuyên gia, đây là cách đơn giản, tốt nhất, có thể loại bỏ 90% chất có hại cho sức khỏe.

(Nguồn: Tổng hợp)