Đau đớn vì bị con “nghiến”
Mới ngày nào bé Tũn ra đời trong niềm hân hoan của cả nhà, thế mà đến nay bé đã có những 3 cái răng. Niềm vui vỡ òa khi thấy những chiếc răng sữa đầu tiên của con xuất hiện đi cùng với điều này là sự đau đớn tụt cùng khi bị bé nhai nhai đầu ti của mình, chị Thái (Hàng Than, Hà Nội) chia sẻ.
Chị nói thêm: “Trước đây, nuôi con bằng sữa mẹ cũng hạnh phúc thật đấy nhưng bây giờ mình có cảm giác sờ sợ. Con bú mà mình như bị kìm kẹp, đau đớn vô cùng”.
Nhiều khi chị định cho bé "nhịn" nhưng nhìn ánh mắt con hau háu thèm ăn, thêm vào đó bé đã biết gì đâu nên chị lại cho bé ti nhưng đâu lại hoàn đó.
Những vết nứt xuất hiện ở đầu ti ngày một nhiều, đỏ tấy, sau một thời gian chị bị mưng mủ. “Mệt mỏi hơn khi ngày 29 Tết vừa rồi, mình bị mưng mủ không cho con ti được, mệt mỏi lại quên không vắt sữa khiến sữa mẹ bị ứ đọng làm hai bầu ngực cương lên gây đau nhứt, bứt rứt vô cùng, mẹ chồng mình nhìn rồi bảo ngay ‘con bị nứt cổ gà’ rồi”, chị nói.
Nhiều khi chị định cho bé "nhịn" nhưng nhìn ánh mắt con hau háu thèm ăn, thêm vào đó bé đã biết gì đâu nên chị lại cho bé ti nhưng đâu lại hoàn đó (Ảnh minh họa)
Thực ra khi nhìn cảnh con dâu cho cháu ăn sữa, mẹ chồng chị đã nói rất nhiều về vấn đề chị nên cho con ngậm hết quầng ti thay vì để bé mớm hời hợt ở đầu ti, nhưng chị chẳng để ý, mặt khác chị còn hí hửng: “Con bú vậy sẽ khiến quầng ngực không bị thâm”.
Cho bé bú sai phương pháp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Việc chị không cho bé ngậm hết quầng ngực, chỉ mớm đầu ti của mẹ thì khi bé mọc răng, bé sẽ mút và giật mạnh khiến ti mẹ bị đau và nứt cổ gà.
Cho con bú đúng cách và vệ sinh ngực thường xuyên
"Nứt cổ gà" là hiện tượng thường gặp ở vú của những bà mẹ đang cho con bú. Đó là vết nứt xuất hiện ở chân núm vú. Cảm giác đau rát như bị kìm kẹp khiến các bà mẹ trẻ phải cắn răng chịu đựng mỗi khi cho con bú. Nếu các mẹ không điều trị dứt điểm dứt điểm sẽ gây ứ đọng sữa mẹ trong bầu ngực khiến ngực bị căng tức, cương cứng.
Chị Thu Linh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) rùng mình nhớ lại trước đây chị cũng đã từng bị nứt cổ gà. Thời gian đầu, khi bị nứt một vết nhỏ, vì bận rộn công việc hết ở công ty đến chăm sóc gia đình con cái chị chẳng để ý không chữa, vết nứt ngày một lan rộng xung quanh núm vú, đến nỗi chồng chị còn trêu "do vợ bẩn quá đây mà".
Ra hiệu thuốc chị mua một tuýp thuốc mỡ bôi nhưng sáng bôi chiều lại nứt tiếp vì con nghiến răng nghiến lợi bú sữa mẹ.
Rồi chị cũng bị rơi vào trường hợp ngực bị mưng mủ và phải ngừng cho con bú. Chỉ sau 2 ngày, ngực chị bị cương cứng vì ứ sữa, chị sốt mê mệt. Đi khám chị được biết mình bị nứt cổ gà. Bác sĩ khám cho chi khuyên trước tiên cần rửa sạch chỗ đau bằng nước muối loãng (nước ấm càng tốt). Sau đó lau khô và bôi thuốc được kê theo đơn. Bác sĩ cũng khuyên chị để tránh tình trạng này xảy ra thì chị cần phải cho bé bú đúng cách, đúng tư thế, vệ sinh ngực thường xuyên.
Việc cho bé ngậm hết quầng vú là điều cần làm khi cho bú, tuyệt đối không nên cho con mớm nhẹ đầu vú. Tư thế cho bé ti phải thật thoải mái khi đang bú mẹ, người bé tiếp xúc với người của mẹ, đầu, vai, lưng bé thành một đường thẳng.
Nghe theo lời khuyên của bác sĩ, chị rửa sạch chỗ mưng mủ bằng nước muối loãng và bôi thuốc, song song kết hợp với việc trong một thời gian ngắn bé bị cách li với ti mẹ thì mới đỡ.
Chị Thu Linh chia sẻ thêm với các mẹ đang cho con bú rằng: "Khi các mẹ đã thấy núm vú có dấu hiệu bị nứt thì nên đến bác sĩ để được tư vấn điều trị ngay và nên hạn chế cho bé bú nếu không vết thương sẽ ngày càng nứt rộng, gây đau đớn. Trong quãng thời gian điều trị, không để cho bé ti trực tiếp thì mẹ nên giữ nguồn sữa bằng cách vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú và cho bé bú bình. Chỉ khi vết thương khỏi, kín miệng thì các mẹ mới nên cho con ti lại và lần này phải tuyệt đối lưu ý cho con bú đúng cách".
Đều là những người phụ nữ đẹp, họ có chung một quan điểm: "Sợ ngực xấu nên miễn cho con bú".