1. Lý do nào bé nên ăn sữa chua mỗi ngày
Cân bằng hệ tiêu hóa. Đa số trẻ trong quá trình phát triển đều thiếu men đường ruột beta-galactosidase nên dễ bị tiêu chảy do không tiêu hóa được lactose trong sữa. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotics hỗ trợ chuyển hóa lactose giúp đường ruột hấp thu thức ăn tốt hơn.
Cải thiện vị giác. Sữa chua là loại thực phẩm linh hoạt nhất có thể kết hợp với trái cây, rau củ quả hay làm kem đông lạnh cho trẻ.
Bổ sung canxi. Có khoảng 400mg canxi trong 7,9ml sữa chua giúp hỗ trợ hệ xương của trẻ chắc khỏe trong quá trình phát triển.
Giàu protein. 7,9ml sữa chua trẻ ăn hàng ngày tương đương với lượng protein trong trứng và thịt.
2. Trẻ từ mấy tháng tuổi có thể ăn được sữa chua?
Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể ăn sữa chua như một loại món ăn dặm đầu tiên. Mẹ nên chọn loại sữa chua nguyên kem lên men tự nhiên, không chất phụ gia bảo quản vì trẻ cần nhiều chất béo giúp phát triển đầy đủ. Lượng sữa chua trẻ có thể ăn mỗi ngày phụ thuộc vào lứa tuổi như sau:
- Trẻ 6-10 tháng tuổi dùng tối đa 50g/ngày.
- Trẻ 1-2 tuổi dùng tối đa 80g/ngày.
- Trẻ trên 2 tuổi ăn 100g/ngày.
3. Thời điểm vàng giúp phát huy tối đa công dụng của sữa chua
Sau ăn 1-2 tiếng. Lợi khuẩn trong sữa chua phát triển tốt hơn trong môi trường dạ dày có độ pH tăng từ 3 lên 5 sau khi trẻ ăn xong.
Buổi xế chiều. Vitamin B trong sữa chua có tác dụng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và chống đỡ lại những tổn hại vô hình từ bức xạ của thiết bị điện tử. Hơn nữa, tyrosine (tiền chất của chất dẫn truyền thần kinh dopamine) trong sữa chua có thể làm giảm căng thẳng mệt mỏi. Mẹ nên cho trẻ ăn vào thời điểm này để năng động và khỏe khoắn hơn.
Buổi tối. Vào thời điểm này, các yếu tố ảnh hưởng tới hấp thụ canxi như cơ chế bài tiết, thực phẩm giàu axit oxalic, natri, protein, chất xơ tương đối ít nên việc hấp thụ của trẻ tốt hơn. Vậy nên, mẹ cho trẻ ăn sữa chua trước khi ngủ 1-2 tiếng góp phần lưu giữ canxi, giúp xương chắc khỏe, chiều cao tăng vọt.
4. Những lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua
Không ăn uống cùng các loại thuốc khác có chứa thành phần amin lưu huỳnh tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
Không nên ăn quá nhiều bởi sự bài tiết dung môi dạ dày ảnh hưởng không tốt tới lớp niêm mạc lâu ngày sẽ làm mất cảm giác thèm ăn của trẻ. Ăn quá nhiều sữa chua cũng có thể gây lạnh bụng và tiêu chảy.
Không ăn lúc đói bởi vi khuẩn trong sữa chua không sống được ở môi trường dạ dày có độ pH bẳng 2. Dạ dày co bóp mạnh sau ăn khiến nồng độ pH tăng lên tạo thành môi trường tuyệt vời để các loại vi khuẩn này phát triển.
Không hâm nóng. Sữa chua hâm nóng hay pha thêm nước ấm khiến mất chất dinh dưỡng, vi khuẩn có lợi mất khả năng hoạt động. Hãy bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong 2 tuần từ lúc mua về.
Nguồn: Tổng hợp