Không phải ai sinh ra đã biết cách xử lý các vấn đề tiền bạc, ngay cả người trưởng thành cũng vậy. Đó là một kỹ năng được đào tạo, giáo dục, và người thầy đầu tiên – không ai khác chính là cha mẹ.
Nhưng làm thế nào để cha mẹ có thể nuôi dưỡng khái niệm tiền bạc của con cái?
Trên thực tế, giáo dục trẻ quản lý tài chính tập trung vào chi tiết và từng khoảnh khắc trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, khi đứa trẻ xin tiền mẹ, lời nói của người mẹ có thể ảnh hưởng đến quan điểm của đứa trẻ về tiền bạc. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi nói chuyện với con cái về vấn đề này.
Hai bà mẹ (Trung Quốc) đang trò chuyện ở cổng trường, cùng các con của họ ở bên cạnh. Bọn trẻ có quan hệ tốt, và quyết định cùng nhau đi xem phim mới vào buổi tối. Vì vậy cô bé Tiểu Lý ngẩng đầu xin mẹ tiền mua vé xem phim: "Mẹ, con muốn 200 ngàn để xem phim buổi tối". Không nói lời nào, mẹ cô bé lấy ra 500 ngàn đưa cho con gái. Đứa trẻ mừng rỡ, hôn hít, ôm eo mẹ cười hạnh phúc.
Nhưng mẹ của Tiểu An lại làm hoàn toàn ngược lại, Tiểu An cũng ngẩng đầu xin tiền mẹ: "Mẹ ơi, con muốn 100 ngàn để xem phim". Người mẹ cúi xuống kiên nhẫn hỏi con: "Tên phim là gì? Con định đi xem phim ở đâu, mua bao nhiêu vé, phương tiện đi lại như thế nào và ước tính tổng chi phí là bao nhiêu?".
Tiểu An bị câu hỏi của mẹ làm cho bối rối, cô bé trầm ngâm hồi lâu rồi đỏ mặt trả lời mẹ: "Phim là phim mới chiếu, có khi tốn hơn 70 ngàn. Con định tự mua vé đi, thêm tiền xe buýt và tiền nước khoảng 100 ngàn đồng".
Sau khi Tiểu An trả lời mẹ, mẹ cô đã lấy trong túi ra 100 ngàn đồng và đưa cho đứa trẻ rồi nhẹ nhàng nói: "Mẹ sẽ cho con thêm 50 ngàn, số tiền này sẽ được tính là quỹ dự phòng. Con có thể chọn mua vé cho bạn, hoặc hai đứa sẽ mua một ít đồ ăn nhẹ. Đây là lần thứ hai mẹ đưa tiền tiêu vặt cho con trong tháng này nhé". Tiểu An cầm lấy 150 ngàn, gật đầu và cười hạnh phúc.
Giáo dục khái niệm tiền bạc của cha mẹ ảnh hưởng đến thói quen chi tiêu của trẻ
Hai đứa trẻ đang xin tiền mẹ, nhưng cách làm của họ rất khác nhau. Người mẹ đầu tiên đưa tiền liền cho đứa trẻ bao nhiêu tùy thích. Người mẹ thứ hai thay vì đồng ý với số tiền mà con đòi thì lại hỏi con mục đích xin 200 ngàn là gì.
Sau đó, hướng dẫn trẻ lập kế hoạch tiêu tiền và sử dụng đúng phần tiền này. Điều đáng chú ý là người mẹ rất biết hoạch định tiền bạc, đến cuối cùng không đưa cho đứa trẻ 200 ngàn mà là 150 ngàn đồng.
Nhìn qua cũng có thể thấy, quan điểm về tiền của người mẹ thứ hai quả thực đáng khâm phục, được giáo dục đúng đắn, con cái sẽ biết nhìn nhận lại tiền bạc và biết cách tiết kiệm, quản lý tài chính hợp lý.
Sự thật đã chứng minh rằng giáo dục quản lý tài chính khác nhau tạo ra những đứa trẻ rất khác nhau. Tiểu Lý thường tiêu xài phung phí, chiêu đãi bạn bè và lấy tiền mẹ vất vả kiếm được không đắn đo. Trong khi bố mẹ cũng chỉ là những người làm công ăn lương bình thường, không dư dả mấy.
Mẹ của Tiểu An không hào phóng với con cái, nhưng bà là Phó giám đốc công ty, có thực lực kinh tế vững vàng. Dưới sự huấn luyện của mẹ, Tiểu An rất thận trọng trong việc tiêu tiền, thường tích cóp tiền tiêu vặt để mua những thứ mình thực sự cần.
Cách cư xử của hai bà mẹ phản ánh quan điểm của họ về tiền bạc và ảnh hưởng đến thói quen chi tiêu của con cái. Người mẹ thứ hai hiểu rất rõ rằng cần phải tích cực giáo dục về tài chính và trí tuệ cảm xúc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
1. Để trẻ hiểu tiền là gì và nó đến từ đâu
Một số trẻ không có ý thức về tiền bạc, chúng chỉ biết rằng nếu xin tiền bố mẹ thì chúng sẽ có. Trẻ em không biết tiền là gì và nó đến từ đâu? Cha mẹ hãy dần hướng dẫn và nói với con cái rằng tiền bạc được đánh đổi bằng mồ hôi xương máu, đó là thu nhập từ sức lao động của cha mẹ.
Nếu có cơ hội, hãy để bọn trẻ trải nghiệm quá trình kiếm tiền. Ví dụ, mẹ và trẻ chuyển đổi vai trò, để trẻ làm việc nhà, mẹ "trả công" cho trẻ để trẻ trải nghiệm tiền bạc vất vả giành được và quý trọng tiền bạc.
2. Chuẩn bị sách khai sáng tài chính cho trẻ em, kèm con đọc và nghiên cứu
Đọc sách có thể mang lại lợi ích cho con người suốt đời. Đối với những kiến thức về khái niệm tiền bạc, cha mẹ có thể hướng dẫn con cái và khai sáng cho trẻ về thương số tài chính càng sớm càng tốt, giúp trẻ có thể có khái niệm đúng đắn về tiền.
Một phương pháp giáo dục tài chính hợp lý là không để trẻ em tiết kiệm tiền bằng mọi cách. Cũng đừng dạy trẻ em rằng tiêu tiền là xấu. Hãy cho trẻ một không gian để khám phá nhằm tạo ra thói quen tiêu dùng thông minh qua các bài học thực tiễn.