Tiểu đường thai kỳ là nỗi ám ảnh của hầu hết các mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây được xem là bệnh thường gặp ở mẹ bầu. Tuy nhiên, bệnh chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.

Là mẹ 3 con, 1 lần mang thai đôi, chị Ly Vũ (TP.HCM) có nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe và vóc dáng thời bầu bí đến sau sinh.

Theo chị, chế độ ăn quyết định phần lớn đến sức khỏe thai kỳ của người mẹ. Từ khi biết tin vui có thai đôi, mẹ bầu này đã quyết định theo dõi sức khỏe chuyên sâu cùng bác sĩ và nhận nhiều lời khuyên về chế độ ăn uống trong suốt quá trình mang thai.

Mẹ Sài thành mang song thai bật mí món ăn ngon- rẻ có thể ăn thay cơm mỗi ngày vừa “vào con” lại hạn chế tiểu đường thai kỳ - Ảnh 1.

Nhờ chế độ ăn uống hợp lý, ở lần mang thai thứ hai với thai đôi, bà mẹ này cũng chỉ tăng 19 kg- bằng số cân nặng tăng lên lần mang thai đầu tiên.

Nếu như, ở lần mang thai đầu tiên, chị tăng 19 kg, tuy nhiên con chào đời chỉ nặng 2,76 kg. Thì đến lần mang thai đôi, chị quyết định không theo đuổi việc uống sữa bầu mà thay vào đó là uống sữa tươi không đường và ăn khoai lang mật.

Bà mẹ tiết lộ: "Khoai lang có 2 tác dụng lớn với phụ nữ mang thai. Thứ nhất, đây là loại tinh bột tốt nên có thể giúp dinh dưỡng "vào con", thay vì vào mẹ. Rất nhiều mẹ đã bật mí bí quyết con sinh ra tròn trịa nhưng dáng mẹ vẫn thanh thoát chính là nhờ vào loại thực phẩm này.

Đặc biệt, khoai lang còn có tác dụng trong việc phòng ngừa tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu. Đối với thai đôi, nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao hơn thai đôi. Nếu như tỉ lệ thai đơn mắc tiểu đường thai ỳ là 5% thì đối với thai đôi là gấp đôi. Vì vậy, mình ăn khoai lang mật hấp trong suốt thai kì, do tổng lượng đường và tinh bột trong khoai lang rất thấp, giúp hàm lượng insulin trong cơ thể mẹ bầu được cân bằng và giảm lượng đường huyết trong máu. Mặt khác khoai có nhiều chất xơ, giúp mẹ bầu đỡ táo bón".

Duy trì chế độ ăn khoa học, bà mẹ trẻ hạnh phúc đón 2 con chào đời khỏe mạnh. 

Chị Ly Vũ lưu ý thêm, dù khoai lang mật tốt, nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn 1 củ khoai lang không quá 250g/ngày do ăn nhiều sẽ dẫn đến thừa vitamin A không tốt cho thai nhi.

Cũng nhờ ăn khoai lang khi mang bầu mà sau sinh vóc dáng của mẹ 3 con sớm mảnh mai, quyến rũ.

Để chia sẻ kinh nghiệm cho các mẹ bầu tránh tiểu đường thai kỳ, bà mẹ Sài thành kể chi tiết thực đơn khi mang bầu đôi của mình như sau:

- 3 tháng đầu, ăn uống bình thường, bổ sung Axit Folic, Canxi, các loại vitamin C, D,...

- 3 tháng giữa, thai nhi bắt đầu phát triển trí não và thể chất nên mẹ bắt đầu ăn uống để có chất cho con.

Chia nhỏ từng bữa ăn để tránh quá no và chú ý ăn uống đa dạng, đủ nhóm chất, ăn nhiều rau xanh. Bổ sung Canxi, DHA đầy đủ.

- 3 tháng cuối: Thai nhi phát triển cân nặng ở giai đoạn này khá nhanh nên mẹ cần thăm khám đúng lịch, nếu bé nhẹ thì tăng lượng sữa tươi uống mỗi ngày.

Lưu ý: Không uống nhiều nước mía để tránh tiểu đường thai kỳ. Uống trên 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, muốn thai kỳ nhẹ nhàng, mạnh khoẻ, các mẹ đừng nằm ì, nên đi bộ, tập các môn thể thao tuỳ sức khoẻ, thể trạng mỗi người.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng cao gây hậu quả ra sao?

Tiểu đường thai kỳ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Nếu chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao, những trường hợp đáng tiếc sau đây có thể xảy ra:

Đối với thai nhi

- Bé được sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp và dễ bị bệnh về đường huyết hơn các bé bình thường

- Bé bị tụt canxi sau khi chào đời

- Nguy cơ dị tật thai nhi.

Đối với mẹ

- Nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp do thai nhi quá to

- Tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường

- Khả năng phải sinh non và sinh mổ tăng cao, do phần thân dưới của bé quá to

- Sẩy thai, thai chết lưu

- Băng huyết sau sinh.

Mẹ Sài thành mang song thai bật mí món ăn ngon - rẻ có thể ăn thay cơm mỗi ngày vừa “vào con” lại hạn chế tiểu đường thai kỳ - Ảnh 4.