Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình được lớn lên khoẻ mạnh, phát triển. Nhưng mỗi người lại có phương pháp giáo dục khác nhau, từ đó dẫn đến những khác biệt ở trẻ. Đây có thể là điều tích cực hoặc tiêu cực, song phụ huynh cần nhìn nhận đúng đắn và kịp thời để chăm sóc con mình tốt hơn.

Xiaoli là một bác sĩ có tiếng trong thành phố, cô tốt nghiệp tiến sĩ của một trường đại học trọng điểm, học vấn cũng như chỗ đứng của cô rất vững chắc. Chính vì điều này nên Xiaoli rất tự tin trong việc chăm sóc con gái 3 tuổi mình. Cô cũng cho rằng bản thân có học thức cao sẽ giúp cho con gái nổi bật hơn các bạn cùng trang lứa.

Nữ tiến sĩ chăm sóc con gái của mình rất chu đáo, dù rất bận rộn nhưng hoạt động nào của con thì cô cũng chăm lo từ đầu đến cuối. Nhiều người nhìn vào rất ghen tị với cô bé vì có một người mẹ vừa giỏi giang lại vừa biết quan tâm, chăm lo cho gia đình.

Tuy nhiên, khi mới theo học tại trường mầm non, con gái của Xiaoli đã bị đuổi học ngay sau 3 ngày đầu đi học. Ban đầu cô nghĩ con mình chưa thích nghi được nên cố gắng xin cho con đi học tiếp nhưng kết quả vẫn là cô giáo đứng lớp không nhận bé gái. Nguyên nhân của sự việc này là cô giáo không thể chăm lo đủ cho cô bé.

 - Ảnh 1.

Bé gái bị trường mầm non đuổi học vì không có những kỹ năng cơ bản. (Ảnh minh hoạ)

Thực tế, ở độ tuổi lên 3, các bé đã có thể tự mình xúc cơm, tự đi vệ sinh hoặc chí ít cũng là nói với cô giáo về việc này. Nhưng con gái của Xiaoli không hề như vậy, nếu không có người bón cơm và dỗ dành thì sẽ không ăn, đi vệ sinh cũng không nói cho ai và tự nhiên đi ra quần. Vì lớp có nhiều học sinh, cô giáo không thể chăm sóc cho một mình cô bé được nên đã phải từ chối bé gái theo học.

Nhận về điều này, Xiaoli thực sự rất sốc và bật khóc vì hối hận, nhận ra mình nuôi con chưa đúng cách và sau đó đã mời mẹ chồng đến ở cùng để chăm sóc con gái. Sau một thời gian được bà nội dạy dỗ, bé gái đã dần trở nên tự lập hơn, những vấn đề cơ bản như ăn cơm, đi vệ sinh, thay quần áo đều tự mình làm được. Vì thế, cô bé cũng được đến trường và hoà nhập cùng bạn bè.

Thực tế có không ít những bậc phụ huynh vì quá chăm bẵm con mà dẫn đến việc các bé không có kiến thức để bản thân có thể tự làm việc cơ bản. Điều này về lâu dài sẽ hình thành nên thói quen ỷ lại cho trẻ, bên cạnh đó là thiếu kỹ năng sống, khó hoà nhập với môi trường bên ngoài.

 - Ảnh 2.

Cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi dạy con:

1. Rèn luyện kỹ năng thể hiện chủ ý cho con

Ngay từ khi con bắt đầu tập nói, cần rèn luyện khả năng diễn đạt của trẻ một cách chủ ý. Hãy để con nói ra khi đối mặt với vấn đề, thay vì chỉ khóc. Ví dụ, dạy con nói với cha mẹ rằng mình đói hoặc con không được khỏe để kịp thời chăm sóc con cái tốt hơn.

2. Tránh cho trẻ tự coi mình là trung tâm

Trẻ con thường được gia đình hết sức quan tâm và chiều chuộng, điều này cũng dễ sinh ra tâm lý ỷ lại vào người khác, coi mình là trung tâm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến ý chí tự lập của con mình. Vì vậy, cần để trẻ làm những việc trong khả năng của mình, bên cạnh đó là học cách biết ơn người khác và sẵn sàng chia sẻ.

3. Làm một tấm gương tốt cho con

Từ 1 đến 5 tuổi là độ tuổi các bé dễ dàng bắt chước những người xung quanh. Vì vậy, cha mẹ nên tận dụng thời điểm này để dạy con làm những công việc cơ bản để tự phục vụ bản thân cũng như hình thành thói quen tốt ngay từ nhỏ.

Theo Sohu