Sai lầm 1: Trẻ phải ăn hết thức ăn của chúng

Không! Ép ăn có thể dẫn đến việc hình thành những thói quen ăn uống tiêu cực và có thể dẫn đến tăng cân. "Vai trò của bố mẹ là cung cấp các loại thực phẩm lành mạnh để lựa chọn, nhưng chúng ta không nên ra lệnh một đứa trẻ ăn bao nhiêu", Maggie Moon, RD, một chuyên gia dinh dưỡng ở Los Angeles ghi nhận. "Miễn là các tùy chọn là lành mạnh, đem lại cho trẻ em các loại thực phẩm để lựa chọn, và lượng bao nhiêu, còn lại để chúng quen với dấu hiệu đói tự nhiên của chúng".
 
Cho con ăn
Bắt ép trẻ ăn ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống sau này của trẻ.

Sai lầm 2: Trẻ em không nên ăn đậu nành

Đậu hũ, edamame, sữa đậu nành, và các thực phẩm từ đậu nành khác cũng tốt ở mức độ vừa và đối với các cô gái, chúng thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Chuyên gia dinh dưỡng Maggie Moon phát biểu: "Đậu nành rất lành mạnh, là một nguồn protein chay hoàn toàn, và được sử dụng rộng rãi ở mọi lứa tuổi trong một số chế độ ăn truyền thống". Cộng thêm, đậu nành là một trong số ít những nguồn protein giàu chất xơ có sẵn.
 
Đậu nành không chỉ giàu protein mà còn cung cấp chất xơ cho cơ thể.

Sai lầm 3: Các bé kén ăn nên có các món ăn đặc biệt

Đừng trở thành đầu bếp phục vụ theo yêu cầu! Hãy thử chuẩn bị bữa ăn theo kiểu buffet, để con bạn được chọn lựa các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, như Regan Jones, RD, đồng sáng lập của trang chia sẻ hình ảnh đồ ăn Healthy Aperture, từng thử với chính con mình. Cung cấp ít nhất một món ăn mà mỗi người thích, và giới thiệu những món ăn mới thường xuyên. Đặt thức ăn thừa trên bàn cho nhiều tùy chọn hơn.

Sai lầm 4: Giấu rau trong thức ăn cho trẻ

Làm điều này sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng nhưng không làm cho bé của bạn nhận thức được lợi ích của rau. Thay vào đó, hãy chuẩn bị và giới thiệu các loại rau thơm ngon. Làm mẫu ăn một lát arugula phía trên của bánh pizza hoặc một ít pesto của mì spaghetti và thể hiện bạn yêu thích nó. Con bạn theo đó có thể sẵn lòng thử và chấp nhận các loại thực phẩm vì thấy bạn làm mẫu. Nó có thể mất thời gian, nhưng đừng bỏ cuộc.
 
Thay vì giấu rau trong thức ăn thì mẹ hãy thử khiến cho rau củ trở nên hấp dẫn hơn đối với trẻ.

Sai lầm 5: Đồ ăn trẻ em phải thân thiện với trẻ em

Cho ăn gà viên và bông cải xanh hấp, và đó là những gì bọn trẻ muốn. Diana Rice, RD, nhân viên chuyên gia dinh dưỡng với các chiến dịch sức khỏe cộng đồng phi lợi nhuận The Kids Cook Monday cho biết: những đồ ăn được coi là "thân thiện với trẻ" sẽ chỉ kéo dài việc ăn uống cầu kỳ và cuối cùng là hạn chế khẩu vị của trẻ. Bà đề nghị thay vì tìm kiếm công thức nấu ăn thì tốt hơn hết là phụ huynh và trẻ em nên nấu ăn cùng với nhau. "Tôi ăn gì con tôi ăn nấy - Tôi nấu một bữa ăn gia đình," Kathy Siegel, RD, một chuyên gia dinh dưỡng tại các khu vực New York cho biết thêm.

Sai lầm 6: Trẻ nên chỉ ăn những thức ăn không gia vị

Không, hãy khiến chúng thích tỏi, hạt tiêu, và các hương liệu khác từ đầu! "Một nghiên cứu mới cho thấy rằng sơ sinh là thời kỳ mà trẻ em dễ chấp nhận hương vị mới nhất", bà Rice nói. "Cho chúng sớm tiếp xúc với các loại hương vị đậm chúng ta tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau đắng xanh, tỏi, và cá có thể giúp chúng nghiền các loại thực phẩm này trong cuộc sống sau này." Ngay từ sớm trong thói quen ăn của trẻ, hãy giới thiệu càng nhiều hương vị mới càng tốt. 
 
Cho con ăn các loại gia vị càng sớm càng tốt.

Sai lầm 7: Khi nấu ăn cho gia đình, bạn chỉ cần quanh quẩn ở các cửa hàng tạp hóa 

Rất nhiều các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như như đậu, rau đóng hộp ít natri, và trái cây đông lạnh là ở trong trung tâm! Lựa nông sản tươi, sữa và sữa chua gần nhà, sau đó đi đến trung tâm mua các thực phẩm bổ dưỡng khác. Đồ hộp ít chế biến và thực phẩm đông lạnh cực kỳ phù hợp cho các bữa ăn thay đổi liên tục.

Sai lầm 8: Ăn nhiều trứng là không tốt 

Đã qua rồi những ngày sợ lòng đỏ trứng. Trong “Hướng dẫn Thức ăn cho người Mỹ 2015-2020” ra hồi đầu năm nay, hạn chế 300 mg cholesterol hàng ngày đã được dỡ bỏ. Lòng đỏ chứa lutein tăng cường thị lực và zeaxanthin, cũng như choline lợi não, và protein. Vì vậy, hãy thêm cả quả trứng vào món trứng tráng hoặc các bữa ăn cho trẻ hàng ngày.
 

Lòng đỏ trứng gà chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ.
 
Sai lầm 9: Trẻ em nên ăn vặt thường xuyên 

Trẻ em cần một số đồ ăn nhẹ nhưng không nhiều. "Đối với trẻ em, ăn vặt có thể giúp phát triển những thói quen lành mạnh có lợi cho chúng sau này trong cuộc sống", bà Rice nói. "Người lớn có cần ăn vặt giữa các bữa chính không? Không, thói quen này có thể dẫn đến thừa calo. Còn trẻ em nên ăn ba bữa chính và một bữa phụ mỗi ngày". Nếu con của bạn đói khi đến giờ ăn, đó có thể là một điều tốt, vì nó dạy cho chúng sự thèm ăn và từ đó ăn hết khẩu phần. "Bỏ thói quen ăn vặt bằng cách cung cấp các loại trái cây và rau quả mỗi khi trẻ thèm ăn vặt", bà Rice nói. "Nếu chúng thực sự đói, chúng sẽ ăn nó!".

Sai lầm 10: Trẻ em "cần" nước trái cây

Sử dụng trái cây nguyên trái sẽ nhận được nhiều chất xơ loại bỏ cholesterol khiến cho ít calo và đường. Đối với 95 calo, một quả táo trung bình chứa 4,4 g chất xơ và 19 g đường, trong khi một cốc nước ép có 114 calo, 0,5 g chất xơ, và 24 g đường.

Nguồn: Parents