Ở tháng đầu tiên, với phần đông chị em thường không thấy dấu hiệu của bầu bí. Tuy vậy cũng có một số ít người có triệu chứng giống như bị ốm.
Đến tháng thứ hai, cơ thể bà bầu bắt đầu có dấu hiệu “phát nhiệt”, cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu nhiều, bầu ngực to lên, núm vú nhạy cảm hơn, vòng 2 to hơn bình thường, khí hư ra nhiều.
Tháng thứ ba, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy, số lần tiểu tiện tăng lên, nhìn thấy bụng nhô rõ hơn. Đồng thời, kích thước bầu ngực tăng hơn trước, đầu vú trở nên sậm màu.
(Ảnh IMG)
2. Giữa thai kỳ
Bước sang tháng thứ tư của thai kỳ, cơ thể và tâm lý ổn định khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Trong tháng này, số lần tiểu tiện của mẹ bầu vẫn tiếp tục tăng lên và âm đạo tiết dịch càng nhiều. Đây cũng là giai đoạn mẹ bầu và bé yêu trong bụng cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ.
Tháng thứ năm, bụng bầu bắt đầu lộ ra rất rõ bởi trọng lượng cơ thể của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể. Đồng thời, tử cung “nở” lớn hơn, tạo lực chèn lên phần bụng phía trên khiến mẹ bầu hay cảm thấy chướng bụng và tiêu hóa không tốt.
Tháng thứ sáu, bụng càng ngày càng phát triển lớn hơn nữa, đi kèm với cân nặng của mẹ bầu cũng tiếp tục tăng thêm. Ở tháng này, mẹ bầu luôn cảm thấy vùng thắt lưng bị đau mỏi và rất dễ có cảm giác mệt rã rời.
3. Cuối thai kỳ
Tháng thứ bảy, tử cung phát triển lớn hơn nữa, thân hình mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ hay bị “chuột rút” ở cẳng chân, bí tiện, vùng lưng và vùng bụng đau buốt.
(Ảnh IMG)
Ở tháng này, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn và xin ý kiến tư vấn của bác sỹ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Tháng thứ tám, mẹ bầu bắt đầu chửa “vượt mặt”, cân nặng cơ thể tăng nhiều, cử động tương đối nặng nề, khó khăn. Lúc này, cơ thể bắt đầu có hiện tượng phù thũng.
Đối với hiện tượng này, mẹ bầu cần chú ý nếu đến ngày thứ 2 kể từ khi xuất hiện mà hiện tượng phù thũng không mất đi thì đó là dấu hiệu không bình thường. Cần quan sát xem hiện tượng này có đi kèm với các triệu chứng: mắt hoa đầu choáng, tim đập nhanh, thở gấp không, nếu có thì phải nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
Tháng thứ chín, mẹ bầu thường gặp hiện tượng đi tiểu tiện liên tục, âm đạo tiết dịch rất nhiều. Ngoài ra, do thai đã bắt đầu xoay chiều, hướng đầu xuống dưới khiến tử cung sa xuống thấp nên áp lực đè lên dạ dày giảm đi khiến mẹ bầu có cảm giác thèm ăn nhiều hơn và ăn thấy ngon hơn.
Những điều nên và không nên khi mang thai mẹ bầu cần biết!