Các chuyên gia tâm lý cho rằng, tính nhẫn nại của trẻ em so với người lớn thường không tốt bằng, tuy nhiên nếu các bậc phụ huynh chịu khó rèn cho bé đức tính kiên nhẫn ngay từ bé thì điều này sẽ rất có lợi với sự phát triển của bé sau này. Nếu ngay từ bé, trẻ đã nhận được những cách giáo dục không tốt và không đúng phương pháp thì khi lớn lên, trẻ sẽ có tính cách mà cha mẹ không ai mong muốn.
Phương pháp 1: Để trẻ “học” cách chờ đợi
Khi trẻ muốn có được một cuốn truyện tranh, một thứ đồ vật yêu thích hoặc muốn được nghe một câu chuyện nào đó. Bạn có thể đáp ứng cho trẻ, tuy nhiên, hãy để trẻ phải biết chờ một lúc. Khi mới bắt đầu, bạn có thể để trẻ chờ 1 phút, 3 phút, 5 phút và dần dần sẽ tăng thời gian chờ đợi đó lên. Ngoài ra, bạn có có thể dạy trẻ biết cách làm thế nào để có được thứ mà trẻ yêu thích, ví dụ như phải đạt điểm tốt hoặc hoàn thành bài tập, đó cũng là một trong những phương pháp để trẻ biết chờ đợi, cố gắng bằng chính năng lực của mình.
Việc dạy trẻ biết chờ đợi rất có ích vì nó giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của thời gian, nên nhẫn nại và biết mình cần phải chờ bao lâu.
Phương pháp 2: Biến thời gian chờ đợi thành thời gian sáng tạo
Khi các bậc phụ huynh ngồi nói chuyện với nhau, trẻ sẽ được “tự do” trong khoảng thời gian đó, các ông bố bà mẹ hãy đưa cho trẻ thứ gì đó và giả như không chú ý đến trẻ, hãy theo dõi xem trẻ sẽ làm gì với thứ đồ mình đang có với khoảng thời gian được một mình như vậy.
Đây cũng là cách giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và trân trọng thời gian hơn. Với những em bé trong khoảng từ 3 đến 4 tuổi, bạn hãy dạy trẻ biết có trách nhiệm hơn với những hành động mà mình làm.
Phương pháp 3: Rèn kỹ năng giao tiếp