Sự phát triển của thai nhi

Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể vẫn đang có kinh và em bé tất nhiên chưa hình thành. Có thể bạn hơi khó hiểu? Nhưng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là ngày mà các bác sỹ tính là ngày bắt đầu của thai kỳ. Sự rụng trứng sẽ không diễn ra trong vòng hai tuần lễ nữa. Vì vậy, nếu bạn có dự dịnh sinh con bạn cần có sự chuẩn bị tư tưởng và sức khỏe trước khi mang thai. Tốt nhất, bạn nên có kế hoạch có con trước khi thụ thai khoảng 3 tháng.

Sang tuần thứ hai, mặc dù được tính là tuần thứ 2 của thai kỳ, nhưng thực ra lúc này bạn vẫn chưa thụ thai. Đến khoảng cuối tuần thứ 2 này, trứng của bạn sẽ rụng vào vòi Fallop. Trước khi em bé của bạn thực sự bắt đầu phát triển, nó sẽ trải qua các giai đoạn: Đầu tiên là sự gia tăng lượng estrogen và progesterone chảy qua máu đến tử cung của bạn để tạo thành một lớp màng tươi tốt, giàu mô máu để hỗ trợ một trứng được thụ tinh. Đồng thời, trong buồng trứng, trứng cũng đang chín trong các túi chứa dịch, gọi là nang. Vào đầu tuần này (thường là ngày 14 của chu kỳ 28 ngày), trứng rụng: Một quả trứng sẽ chui ra khỏi nang và cuốn trôi từ buồng trứng của bạn vào một ống dẫn trứng.


Sau khi xuất tinh, hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển từ âm đạo vào vòi trứng, nơi trứng của bạn đang chờ. Bắt đầu tuần thứ 3 này, trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi, là một chỗ hõm có chứa dịch lỏng. Lúc này, phôi bám vào thành tử cung, còn gọi là niêm mạc tử cung. Nếu phôi dâu bám thành công thì thai nhi sẽ bắt đầu phát triển và tiếp nhận chất dinh dưỡng từ chỗ bám này. Tại vị trí mà phôi dâu bám vào niêm mạc tử cung sẽ phát triển thành nhau thai (còn gọi là rau hoặc rau thai).

Ở tuần thứ tư, tế bào hợp tử hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai. Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp. Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và sản xuất ra một số hóoc môn quan trọng bao gồm HCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.

Cơ thể của bạn

Nếu bạn hy vọng mang thai trong tháng này, bạn có thể bắt đầu phải tính toán chờ tới ngày rụng trứng. Tuy nhiên, ngày này chỉ gần đúng và ngay cả các bác sỹ cũng không thể khẳng định chính xác, cũng giống như thời điểm thụ thai rất khó xác định vì bạn không thể biết chính xác khi nào thì trứng và tinh trùng “gặp nhau”.

Tuần thứ hai, thai kỳ của bạn đã bắt đầu, nên bạn hãy nghĩ về việc mang thai. Thời điểm rụng trứng là điều quan trọng nhất bạn cần phải biết nếu mong muốn có thai. Sự rụng trứng xảy ra khi một trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng, rơi vào trong vòi trứng và chuẩn bị thụ tinh. Lớp niêm mạc của tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã được thụ tinh. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ rụng đi. Trứng chưa thụ tinh rụng và niêm mạc tử cung bong ra hình thành hiện tượng kinh nguyệt.

Sang tuần thứ 3, phôi dâu sẽ bắt đầu tiết ra hoóc môn để cơ thể bạn không giải phóng tế bào niêm mạc và các mô trong tử cung của bạn, khiến cho bạn không thấy kinh nguyệt nữa. Trong tuần thứ 3 của thai kỳ, bạn sẽ không thấy cơ thể mình có sự thay đổi nhiều, thậm chí nhiều phụ nữ còn chưa biết mình đã mang thai.

Ở tuần thứ tư của thai kỳ, bạn có thể có những triệu chứng đầu thai kì như căng ở hai bầu vú, nhức đầu, đau lưng hoặc một vài biểu hiện khác. Bạn nên biết rằng những triệu chứng này tương tự như những triệu chứng mà bạn có thể có trước kì kinh. Những người phụ nữ khác thì chẳng có triệu chứng nào cả ngoại trừ trễ kinh hoặc kinh nguyệt bất thường. Nếu bạn mất kinh, hãy dùng que thử thai. Đây là cách phát hiện thai sớm nhất tại nhà.

Nên và không nên

Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, cả hai vợ chồng bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng về tư tưởng và sức khỏe cho kế hoạch có con trước ba tháng.

-  Sự chuẩn bị về mặt tâm lý: Phần lớn các bà mẹ lần đầu mang thai sẽ không lường trước được hết những bất ổn về tâm lý sẽ diễn ra trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, có thai sẽ làm cho hooc-môn trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, hay cáu gắt… Sự thay đổi sinh lý này đã gây ảnh hưởng đến tâm lý của thai phụ. Vì thế, bạn nên có sự chuẩn bị thật tốt về tâm lý trước khi mang thai.

- Dừng sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng chất kích thích: Cả vợ và chồng cần loại bỏ các thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê…, vì những chất này có thể gây ra các dị tật bẩm sinh, các bệnh về hô hấp cho đứa con tương lai của bạn, hoặc dẫn đến việc sinh non và các vấn đề khác.

- Thay đổi chế độ dinh dưỡng:Lúc này, thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bạn phải cung cấp đủ vitamin, đặc biệt là axít folic để giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Nếu bạn thực sự định có con thì nên dùng ít nhất từ 0,4 đến 0,8 miligram axít folic/ngày. Axít folic được chứng minh là có khả năng giảm tỉ lệ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.


Thăm khám bác sỹ

Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.  Nếu bạn đang uống thuốc để chữa bệnh, cần hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa xem loại thuốc đang dùng có ảnh hưởng gì đến việc có thai hay không. Nếu phải dừng thuốc để có con, bạn hãy suy xét thật kỹ lưỡng về những mặt có lợi và có hại đối với sức khỏe của bạn, rồi đưa ra quyết định.

Trước khi mang thai, bạn nên đi tiêm phòng một số bệnh như: cúm, Rubella, thủy đậu, vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao.

Bạn cũng nên đi khám răng, lấy cao răng để hạn chế viêm lợi, sâu răng và những bệnh liên quan khác đến răng miệng, vì khi mang thai, bạn rất dễ mắc phải chứng bệnh này. Ngoài ra, cả gia đình bạn cũng nên tiến hành tẩy giun, tránh lây nhiễm sang cho thai phụ

Và cuối cùng là đừng quên bổ sung 400mg axít folic (nên bắt đầu uống từ ba tháng trước thời điểm muốn mang thai và trong suốt thai kỳ).

Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng, bạn cần nghĩ đến việc giao hợp vào ngày rụng trứng. Bạn nên theo dõi sự rụng trứng bằng cách quan sát nhiệt độ cơ thể mình vào mỗi sáng (trước khi bạn ra khỏi giường) nhờ sử dụng nhiệt kế đo lại nhiệt độ cơ thể cơ bản rất sẵn có ở các hiệu thuốc. Ghi lại nhiệt độ của bạn mỗi ngày. Khi bạn nhìn thấy nó tăng đột biến, bạn sẽ biết sự rụng trứng đã xảy ra và bạn đã sẵn sàng để có một em bé.

Mua sắm

Nếu bạn và đối tác của bạn đang cố gắng để thụ thai thì thời gian này nên mua một nhiệt kế đo dụng trứng hoặc thiết bị tương tự giúp bạn dự đoán ngày rụng trứng, kiểm tra khả năng thụ thai bằng cách đo bao nhiêu luteinizing hormone (LH) trong cơ thể của bạn.  Các dụng cụ này có bán tại nhà thuốc trên toàn quốc, có thể là một đầu tư tốt cho các cặp vợ chồng hay những người đang gặp khó khăn trong việc thụ thai. 

Bạn cũng nên tìm đến các cuốn sách hay những thông tin hướng dẫn về cách làm thế nào để lập biểu đồ nhiệt độ cơ thể bạn và lưu ý các triệu chứng vật lý khác để dự đoán rụng trứng.

Khi nghi ngờ về khả năng thụ thai, bạn nên một que thử tạ nhà, thực hiện theo hướng dẫn để biết được kết quả. Hầu hết các xét nghiệm nước tiểu có sẵn trong các nhà thuốc có thể xác định mang thai khoảng hai tuần sau khi trứng rụng, nhưng một số xét nghiệm nhạy cảm hơn có thể cho biết nếu bạn đang mang thai sớm nhất là sáu ngày sau khi thụ thai, hoặc một ngày sau khi bạn trễ kinh.

Tập thể dục

Tập thể dục sẽ giữ cho bạn mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng trong thời kỳ mang thai, nhưng ban đầu có thể sẽ khó khăn hơn là duy trì một chế độ mà bạn đã cam kết. Tại sao không bắt đầu ngay từ bây giờ bằng cách đặt chân vào đôi giày của bạn và đi bộ? Đi bộ là một bài tập tác động thấp mà bạn dễ dàng tiếp tục trong suốt thai kỳ của mình. 

Đau lưng là phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhưng nếu bạn tăng cường cơ bụng của bạn bây giờ, bạn có thể giảm thiểu tử cung của bạn mở rộng. Tuy nhiên, các bác sĩ không tư vấn việc thực hiện các động tác lưng khi đang nằm ở tam cá nguyệt đầu tiên. Do đó, bạn có thể nói chuyện với bác sỹ hoặc một hướng dẫn viên để học tập các bài tập mang thai an toàn cho bạn. 

Mối quan hệ

Nếu bạn đang cố gắng để thụ thai, các chuyên gia đề nghị bạn nên quan hệ mỗi đêm gần thời điểm rụng trứng, một vài tinh trùng vẫn có thể sống sót để “chờ đợi” trứng. Việc quan hệ tình dục hàng ngày sau đó sẽ làm tăng cơ hội kết hợp cho trứng và tinh trùng.

Ngoài ra, vào giai đoạn này bạn không nên gây căng thẳng cho mối quan hệ của chính mình. Hãy tìm những cách thú vị để kết nối với đối tác của mình. Chẳng hạn như việc dành thời gian trò chuyện hay chia sẻ cùng nhau mỗi đêm. Điều đó sẽ là nền tảng giúp bạn có được tinh thần và thể trạng thực sự sẵn sàng để chào đón đứa con yêu quý.

Ở tuần thứ ba, nếu bạn vẫn đang nỗ lực để thụ thai, tuần này có thể là tuần may mắn của bạn. Nếu bạn có một chu kỳ 28 ngày trung bình, rất có thể đây là tuần của sự rụng trứng. Chuẩn bị cho một cuộc chạy đua lãng mạn, cố gắng có quan hệ ít nhất một lần mỗi đêm trong tuần này.

Chuẩn bị tâm lý cho con 
 
Nếu bạn đang chuẩn bị có đứa con đầu lòng thì phần này không quan trọng, nhưng nếu bạn có kế hoạch có nhiều con và giờ là đứa thứ hai hay thứ ba… thì bạn cần phải có sự chuẩn bị tâm lý cho anh/chị của bé. Bạn có thể biến chúng thành nguồn cổ động tinh thần vô cùng lớn đấy!