1. Phương pháp ghi nhớ bằng những mục tiêu gần nhất
Cha mẹ cần giúp trẻ ý thức rằng việc học tập cần có mục tiêu rõ ràng, đây là tiền đề và nền móng cơ bản giúp trẻ thành công trong quá trình tăng cường trí nhớ.
Ví dụ, để rèn luyện khả năng tiếng anh của trẻ. Hãy chia thành nhiều giai đoạn mục tiêu ngắn hạn khác nhau và giúp trẻ hoàn thành từng mục tiêu một, điều đó giúp trẻ cảm thấy dễ dàng hơn nhiều. Nếu mỗi ngày trẻ cần học 10 danh từ, sau đó nắm bắt động từ, tính từ, phó từ… trẻ dần cảm thấy tự tin hơn, học ngoại ngữ sẽ không còn là công việc tẻ nhạt. Mỗi lần khắc phục khó khăn và đạt được thành công sẽ khuyến khích trẻ tự tin phấn đấu cho mục tiêu lớn hơn. Và rèn luyện trí nhớ của chính mình.
2. Phương pháp ghi nhớ trên sự hiểu biết
3. Phương pháp ghi nhớ bằng hình ảnh trực quan
Theo số liệu thông kê nghiên cứu tâm lý học, học sinh tiểu học có ưu thế ghi nhớ hình ảnh cụ thể. Hình ảnh trực quan dễ để lại ấn tượng sâu sắc với trẻ. Vì vậy khi ghi nhớ một đồ vật trừu tượng trẻ thường cố gắn liên hệ với hình ảnh một vật cụ thể. Một học sinh cấp một cho biết có thể nhanh chóng nhớ được số điện thoại nhà bạn 33329916 cậu ta đã chia con số vô nghĩa trên gắn liền với điều mình biết: 3332 là số mã bưu điện khu vực cậu ở, 99 vừa đúng là số chung cư, 16 số nhà cậu!
4. Phương pháp ghi nhớ chọn lọc
Lựa chọn và sàng lọc những thứ cần nhớ, quyết định nên nhớ điều gì, loại bỏ vấn đề gì chính là phương pháp ghi nhớ chọn lọc. Mỗi ngày trẻ cần tiếp thu nhiều thông tin khác nhau, có những thông tin không cần thiết phải ghi nhớ. Đôi khi cùng một vấn đề và nội dung trong vở ghi, đã được giải thích tỉ mỉ trong sách giáo khoa, vấn đề không quan trọng hoặc các công thức suy diễn có thể bỏ qua. Có như vậy trẻ có thể ghi nhớ những kiến thức quan trọng cần thiết, có ý nghĩa và giá trị.
5. Phương pháp ghi nhớ liên tưởng
Khi một vật tương đồng với vật khác dễ khiến người ta liên tưởng hai sự vật với nhau. Gắn liền điều cần ghi nhớ với kinh nghiệm bạn từng trải qua hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều.