Đối với bé

1. Không bao giờ được chạm vào thóp bé sơ sinh vì có thể làm não bị tổn thương

Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần. Thóp được chia thành thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, thóp sau sẽ “biến mất” do khớp nối xương sọ được liền kín lại, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi.

Theo cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh truyền thống xưa nay, các bà mẹ thường tránh tiếp xúc với bộ phận này của trẻ. Trên thực tế, các bác sỹ cho rằng không cần phải quá lo lắng như vậy bởi não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương nhưng lại được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi).

Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, nếu bé có một bộ tóc dày thì mẹ cứ vô tư chải đầu cho bé hoặc chỉ cần bạn gội đầu cho bé đúng cách sẽ không làm tổn hại đến lớp màng này.

5 quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh 1
Ảnh minh họa.

2. Bé cần được tắm mỗi ngày

Theo quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, bé cần phải được tắm hàng ngày thì mới ngủ ngon và... nhanh lớn. Nhưng sự thật là nếu lạm dụng việc tắm thì vô tình cha mẹ đã làm mất đi độ ẩm nhất định của làn da bé, khiến da bé bị khô và dễ bị kích thích.

Không những thế, khi đặt bé trong một chậu nước tắm đầy bọt xà phòng từ sữa tắm còn có thể khiến bé gái bị viêm đường tiết niệu.

Vì vậy các mẹ chỉ cần vệ sinh hàng ngày cho bé ở những nơi dễ bẩn như vùng quấn tã, nách và những vùng da có nếp gấp khác. Còn với việc tắm, 2-3 lần/ tuần là quá đủ với bé.

Đối với mẹ

3. Chỉ được ăn những thứ lành bụng

Ông bà ta vẫn cho rằng, gái đẻ chỉ nên ăn những thứ lành bụng như thịt nạc kho nghệ, thịt gà kho gừng, và canh rau ngót... và kiêng rất nhiều thứ như: 

Không nên ăn canh hay uống nhiều nước vì sợ sau này sẽ đi tiểu rắt. Quan niệm này hoàn toàn phi khoa học vì sau sinh cơ thể mẹ cần rất nhiều nước để sản xuất sữa. Vì vậy mỗi ngày người mẹ đang cho con bú cần uống tối thiếu 2,5 lít nước.

Cũng tương tự với lý do sợ đi tiểu rắt nên các bà mẹ sau sinh phải kiếng các loại rau họ cải như cải thảo, cải ngọt, cải bắp... Trên thực tế nếu bỏ qua những loại rau này thì thật uổng phí vì nó cung cấp một lượng chất xơ cần thiết để bà đẻ tránh táo bón sau sinh.

Không nên ăn tanh, kiêng hải sản và tôm, cua, cá. Đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm vì những thức ăn giàu dưỡng chất này rất cần thiết cho sản phụ tiết sữa, không nên tránh ăn.


5 quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh 2
Ảnh minh họa.

4. Sau sinh phải kiêng tắm gội

Theo quan niệm truyền thống sản phụ phải kiêng tắm gội ít nhất một tháng, thậm chí có nơi còn khuyên nên kiêng đúng 3 tháng 10 ngày.

Trên thực tế khi không được tắm sớm, cơ thể mẹ sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và thậm chí còn lây sang con. Với những mẹ bầu đẻ mổ thì không tốn nhiều mồ hôi và công sức, còn riêng với những mẹ bầu đẻ thường thì quá trình chuyển dạ sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi như tắm. Nếu sau sinh sản phụ không được tắm gội sạch sẽ thì cơ thể sẽ phát sinh rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi mẹ phải tiếp xúc với con hàng ngày vì yêu cầu chăm con.

5. Không làm "chuyện ấy" đúng 6 tháng sau sinh

Quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, phải đúng nửa năm sau khi vượt cạn thì cơ thể người phụ nữ mới phục hồi hoàn toàn và lúc này mới có thể quan hệ tình dục.

Nhưng y học hiện đại lại cho rằng chỉ cần cơ thể phục hồi và sản dịch hết là người phụ nữ có thể quan hệ tình dục trở lại.Tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề tránh thai sau sinh.



Những kiêng cữ dân gian sau sinh đọc đã thấy sợ
5 quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh 3