5 việc không nên làm khi cho con ăn rau củ
Không được chế biến và sử dụng đúng cách, rau củ cũng có thể biến đổi từ có lợi sang gây hại cho cơ thể trẻ.
1. Tránh cho con ăn nhiều các loại rau sau
Các loại rau như: cần, tỏi tây, chân vịt, cải bắp, cải xanh, đều chứa một lượng muối nitrat nhất định. Khi ăn quá nhiều các loại rau này, do đường tiêu hóa chưa được hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm và gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của đường ruột. Biểu hiện thường thấy khi trẻ bị ngộ độc dạng này là môi bị tím tái.
Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên biết không phải ăn nhiều rau lúc nào cũng tốt. Bởi chất xơ trong rau củ sẽ cản trở cơ thể hấp thu protein, chất béo và một số nguyên tố vi lượng có trong thực phẩm.
2. Không nên cho con ăn cà chua trước bữa ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cho con ăn cà chua sau bữa ăn. Làm như vậy sẽ giúp giảm lượng axit tiết ra trong quá trình thức ăn trộn lẫn cùng dịch vị trong dạ dày. Trẻ sẽ tránh được triệu chứng đau bụng, khó chịu trong dạ dày.
3. Không nên hầm chung củ cải với cà rốt
Củ cải có chứa vitamin C nhưng trong cà rốt lại có các enzyme có thể “tiêu diệt” loại vitamin này. Vì vậy bạn không nên hầm chung củ cải và cà rốt, đặc biệt nên tránh nấu soup củ cải – cà rốt cho trẻ nếu không muốn mất đi một lượng vitamin C đáng kể trong củ cải.
4. Không nên ngâm nấm hương quá lâu trong nước
Trong nấm hương có chứa một loại hợp chất mà sau khi nhận được ánh sáng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Khi rửa nấm hương quá kỹ dưới vòi nước hoặc ngâm trong nước sẽ làm mất đi lượng vitamin này và một số chất dinh dưỡng khác.
Bên cạnh đó các bà mẹ cũng không nên dùng chảo sắt hoặc nồi đồng để chế biến món nấm để tránh gây “thất thoát” các chất dinh dưỡng tự nhiên.
5. Không nên cho con ăn quá nhiều cà rốt, cà chua, bí đỏ
Tuy chất carotene có trong cà rốt, cà chua, bí đỏ là chất rất bổ dưỡng đối với cơ thể trẻ nhưng cũng không nên vì thế mà cho trẻ ăn vô độ, không có liều lượng thích hợp. Uống quá nhiều nước ép cà rốt và nước ép cà chua có thể gây ảnh hưởng đến máu và khiến da mặt, da tay của trẻ bị vàng, ăn không ngon, tinh thần bất ổn, hay khóc đêm.
Khi nhận thấy con có các triệu chứng như vậy, các bà mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần ngừng ăn cà rốt, cà chua, bí đỏ trong vài ngày là trẻ sẽ trở lại bình thường, da cũng không còn bị vàng nữa.
Tuy vậy, carotene cao trong cơ thể cũng được coi là một loại bệnh, nếu chẳng may bé nhà bạn ở trong trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về phương pháp điều trị và nên ăn cà rốt, cà chua ở mức độ nào là phù hợp.
Các loại rau như: cần, tỏi tây, chân vịt, cải bắp, cải xanh, đều chứa một lượng muối nitrat nhất định. Khi ăn quá nhiều các loại rau này, do đường tiêu hóa chưa được hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm và gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của đường ruột. Biểu hiện thường thấy khi trẻ bị ngộ độc dạng này là môi bị tím tái.
Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên biết không phải ăn nhiều rau lúc nào cũng tốt. Bởi chất xơ trong rau củ sẽ cản trở cơ thể hấp thu protein, chất béo và một số nguyên tố vi lượng có trong thực phẩm.
2. Không nên cho con ăn cà chua trước bữa ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cho con ăn cà chua sau bữa ăn. Làm như vậy sẽ giúp giảm lượng axit tiết ra trong quá trình thức ăn trộn lẫn cùng dịch vị trong dạ dày. Trẻ sẽ tránh được triệu chứng đau bụng, khó chịu trong dạ dày.
3. Không nên hầm chung củ cải với cà rốt
Củ cải có chứa vitamin C nhưng trong cà rốt lại có các enzyme có thể “tiêu diệt” loại vitamin này. Vì vậy bạn không nên hầm chung củ cải và cà rốt, đặc biệt nên tránh nấu soup củ cải – cà rốt cho trẻ nếu không muốn mất đi một lượng vitamin C đáng kể trong củ cải.
4. Không nên ngâm nấm hương quá lâu trong nước
Trong nấm hương có chứa một loại hợp chất mà sau khi nhận được ánh sáng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Khi rửa nấm hương quá kỹ dưới vòi nước hoặc ngâm trong nước sẽ làm mất đi lượng vitamin này và một số chất dinh dưỡng khác.
Bên cạnh đó các bà mẹ cũng không nên dùng chảo sắt hoặc nồi đồng để chế biến món nấm để tránh gây “thất thoát” các chất dinh dưỡng tự nhiên.
5. Không nên cho con ăn quá nhiều cà rốt, cà chua, bí đỏ
Tuy chất carotene có trong cà rốt, cà chua, bí đỏ là chất rất bổ dưỡng đối với cơ thể trẻ nhưng cũng không nên vì thế mà cho trẻ ăn vô độ, không có liều lượng thích hợp. Uống quá nhiều nước ép cà rốt và nước ép cà chua có thể gây ảnh hưởng đến máu và khiến da mặt, da tay của trẻ bị vàng, ăn không ngon, tinh thần bất ổn, hay khóc đêm.
Khi nhận thấy con có các triệu chứng như vậy, các bà mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần ngừng ăn cà rốt, cà chua, bí đỏ trong vài ngày là trẻ sẽ trở lại bình thường, da cũng không còn bị vàng nữa.
Tuy vậy, carotene cao trong cơ thể cũng được coi là một loại bệnh, nếu chẳng may bé nhà bạn ở trong trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về phương pháp điều trị và nên ăn cà rốt, cà chua ở mức độ nào là phù hợp.
Nếu mẹ có "chiêu" thì vẫn có thể dụ bé thích dần những thực phẩm đáng ghét. Cùng học lỏm mẹ Nhật cách dụ bé ăn rau nhé!