Khuyến khích bé chọn một cuốn sách bé thích; sau đó, cha mẹ đọc to giúp bé. Các chuyên gia tìm thấy sự kết nối trực tiếp giữa các bé thích nghe truyện khi còn nhỏ với những bé yêu thích việc đọc sách về sau này.
Đọc sách là cách buộc bé phải học hỏi, suy nghĩ, cảm nhận và hiểu biết. Khuyến khích bé nghe những câu chuyện, chỉ tay vào sách hình ảnh và tận dụng thời gian này để âu yếm con...
Hãy thử điều này: Để bé bắt chước những tiếng ồn, hành động, vần điệu, lời nói lặp đi lặp lại. Động viên bé đặt câu hỏi từ những câu chuyện có trong sách. Hãy đọc ra một dòng hoặc một từ và để bé nói lại.
2. Khi tắm
Thời gian vui chơi khi tắm là thiên đường tuyệt vời cho bé chập chững biết đi. Tuy nhiên, không chỉ tắm và chơi mà qua đó, bé còn học hỏi được nhiều điều, kích thích bộ não phát triển, giúp trẻ thông minh hơn.
Chậu tắm có thể là “phòng thí nghiệm khoa học”, khi bé được khám phá những thứ có thể đong nước, thứ nổi – chìm với những chiếc hộp nhiều kích cỡ. Tất cả giúp bé có một chuỗi kinh nghiệm học tập thật vui vẻ. Bạn có thể giúp bé hiểu những khái niệm cơ bản bằng cách mô tả những gì đang xảy ra, ví dụ: “A, nổi rồi”, “Ồ, không bị chìm”...
Hãy thử điều này: Mang vào bồn tắm một con búp bê và hướng dẫn bé nhà bạn tắm cho nó. Bé sẽ học được kỹ năng chăm sóc cũng như đồng cảm.
3. Thời gian ngoài trời
Xích đu và cầu trượt là hoạt động thú vị cho các bé ở ngoài trời nhưng bạn còn nhiều hoạt động khác giúp kích thích não bé. Những trò chơi đơn thuần là giải trí sẽ đóng cửa tò mò và sáng tạo ở bé. Vì thế, hãy đưa bé nhà bạn tới một cánh đồng, một khu vườn hay một công viên sinh thái. Hãy để bé có cơ hội khám phá bằng tay. Điều này sẽ giúp nâng cao kiến thức của bé đối với thế giới. Tìm hiểu xem những con kiến đi như thế nào hay ngắm nghía những giọt sương đậu trên lá mở ra các kiến thức cơ bản về khoa học của bé trong tương lai.
Hãy thử điều này: Chọn cách đếm mọi thứ để giúp bé học toán. Chắc chắn là bạn để bé cố gắng đếm thay vì đếm mọi thứ cho bé. Hãy đặt cho bé thật nhiều câu hỏi: “Tại sao con chim lại bay?”, “Tại sao bùn dưới chân con nhão?”... đáp án của bé có thể làm bạn ngạc nhiên và vui cười.
4. Trò chơi đóng vai
Dù bé đóng vai một cao bồi hay chú sư tử đang gầm lên giận dữ thì có nhiều điều bé học được qua hoạt động này. Nghiên cứu cho thấy, chơi đóng vai kích thích trực tiếp vào bộ não của bé. Trường cao đằng y khoa Baylor ở Mỹ kết luận, những em bé có cơ hội được chơi nhiều sẽ có các con đường thần kinh trong não lớn hơn những bé khác.
Một trong những cách học hỏi quan trọng nhất ở bé là bắt chước – giả vờ làm người bán hàng, bác sĩ kích thích bé bắt chước lại những gì bé nhìn thấy, nghe được...
5. Chơi với bạn bè
Các bé thường chơi một mình nhưng đến độ tuổi nào đó (thường là 2-3 tuổi) thì bé sẽ bắt đầu tương tác với những bé khác và tham gia chơi cùng bạn bè. Điều này cực kỳ quan trọng vì bé học hỏi được các kỹ năng xã hội cần thiết. Bé hiểu và chấp nhận được rằng người khác có quan điểm, suy nghĩ, ý tưởng khác với bản thân bé.
Hãy thử điều này: Đừng làm gián đoạn khi các bé có ý kiến và trí tưởng tượng của riêng mình.
6. Người mẹ của những câu chuyện
“Bin thích tìm hình minh họa trong các cuốn sách khi tôi hỏi con về thể thao, con vật, thực vật, thực phẩm, màu sắc... Nếu tôi nấu ăn, tôi luôn cho Bin một nhiệm vụ để cháu cùng tham gia. Ví dụ, Bin được cắt rau với một con dao nhựa cùn đồ chơi” – An (mẹ của Bin, 2 tuổi) chia sẻ.
“Tôi nói chuyện với Nem về mọi thứ xảy ra, lặp lại những từ và cụm từ cần thiết. Bây giờ, bé biết đặt những từ như ‘khóa’ và ‘cửa’ lại với nhau và phát hiện thế nào là sự liên quan giữa đồ vật và mục đích sử dụng” – mẹ của Nem (20 tháng) nói.
8 trò chơi phát triển trí thông minh kinh điển với trẻ em quốc tế