Các chuyên gia nói rằng tức giận là phản ứng cảm xúc bình thường với những áp lực hàng ngày trong cuộc sống. Là cha mẹ, bạn không nên ngăn chặn hoàn toàn những cảm xúc tức giận của con, thay vào đó hãy dạy bé phát triển việc tự kiểm soát cũng như biết cách đưa ra những cảm xúc thích hợp hơn.

1. Chỉ ra sự khác biệt giữa cảm xúc và hành vi

Một trong những điều hữu ích nhất để dạy trẻ các kỹ năng kiềm chế tức giận đó là giúp con nhận ra có sự khác biệt lớn giữa cảm xúc và hành vi. Giúp con biết cách diễn tả bằng lời những cảm giác tức giận, thất vọng. thậm chí bối rối. Ngoài ra, bạn có thể nói bé hiểu đôi khi cảm thấy tức giận là hết sức bình thường và có rất nhiều cách để kiểm soát những cảm xúc của mình

2. Trò chuyện cùng con

Bình tĩnh thảo luận với con để xem điều gì khiến con thấy tức giận. Đối với một số trẻ, cách thức trò chuyện này cũng đủ để giúp bé bình tĩnh trở lại và nhận ra những điều hợp lý hơn. Giải thích cho bé hiểu cư xử tức tối là không hề tốt chút nào, tiếp đó đưa cách hỗ trợ của bạn dành cho con. Nếu con không muốn nói chuyện với bạn, bạn thử đề nghị con tâm sự vấn đề của mình với một ai khác (ví dụ như con thú bông ưa thích hoặc vật nuôi của bé).

3. Đưa ra những “quy tắc tức giận”

Một cách rất hữu ích khác giúp con kiềm chế được tức giận đó là thiết lập một số “quy tắc gia đình” nhằm giúp con có “một hình ảnh rõ nét hơn” về những gì con có thể và không thể làm gì khi đang bực tức. Hãy chắc chắn rằng các “quy tắc tức giận” này chỉ xoay quanh cách cư xử tôn trọng của con đối với người khác. Bé của bạn nên biết rằng không chỉ vì bực tức mà con được quyền thô lỗ với người khác.

7 cách giúp trẻ kiềm chế cơn giận 1

4. Hành vi không tốt nên có hậu quả

Hành vi không tốt của con sẽ có hậu quả của nó. Nếu con thực hiện đúng theo các nguyên tắc mà bạn đặt ra (nhằm giúp con đối phó với giận dữ) bạn nên thưởng cho con. Nhưng nếu con không lắng nghe bạn và phá vỡ những quy tắc, thì những hành vi ấy nên nhận một số hậu quả . Thêm vào đó, cần phải có hậu quả ngay lập tức nếu con tiếp tục hành xử không tốt, ví dụ như con sẽ mất một số đặc quyền, hay phải làm thêm một số công việc, hoặc thậm chí là đưa ra hình phạt “giờ giới nghiêm”.

5. Dạy vài cách hiệu quả để kiềm chế tức giận


Dạy con bạn một số cách hiệu quả để kiềm chế cơn tức giận, từ đó những cảm xúc ấy của con sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng các mối quan hệ cũng như  hành vi của con. Bạn có thể dạy trẻ một số biện pháp thư giãn hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề khác nhau. Bằng cách này, bé sẽ biết làm thế nào để giải quyết xung đột một cách hòa bình. Bạn thậm chí có thể tư vấn cho con đơn giản hãy bỏ đi nếu nhận thấy mình đang cảm thấy tức tối hoặc sợ không thể kiểm soát cơn giận của mình..

6. Giúp con xác định nguyên nhân

Giúp bé xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi giận dữ của mình là gì. Có phải con bị bắt nạt ở trường hay có cái gì khác khiến cho con cảm thấy thất vọng? Nói bé hiểu rằng việc để ý đến những dấu hiệu cảnh báo hoặc những nguyên nhân ấy là cực kỳ quan trọng, để từ đó, con có thể tránh được một cuộc xung đột tiềm năng và đối phó các trường hợp đó một cách thích hợp hơn.

7. Nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia

Nếu bạn đã thử tất cả mọi cách và có vẻ như bạn vẫn chưa thể dạy con biết cách kiềm chế tức giận, và bạn lo sợ rằng con sẽ có những hành vi vượt khỏi tầm kiểm soát, thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia. Bạn hãy đến nói chuyện với nhân viên tư vấn học đượng hoặc gặp một bác sĩ chuyên khoa tâm lý xem sao. Họ sẽ giúp bạn đối phó với trường hợp của con bằng cách lập ra một phác đồ quản lý hành vi hợp lý.