1. Đừng hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. Cách này làm sữa nóng không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây bỏng miệng bé.
2. Đừng dùng sữa công thức đã pha để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, hãy bỏ lượng sữa thừa bé không bú hết. Nếu để lại lượng sữa thừa đó lâu, có thể sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
3. Đừng ép bé bú hết bình sữa khi bé đã tỏ dấu hiệu muốn ngừng bú vì như thế sẽ dẫn đến bé tăng cân quá mức cần thiết đối với những bé đã có cân nặng cao, còn với những bé biếng ăn thì càng ép sẽ càng khiến trẻ biếng ăn hơn.
2. Đừng dùng sữa công thức đã pha để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, hãy bỏ lượng sữa thừa bé không bú hết. Nếu để lại lượng sữa thừa đó lâu, có thể sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
3. Đừng ép bé bú hết bình sữa khi bé đã tỏ dấu hiệu muốn ngừng bú vì như thế sẽ dẫn đến bé tăng cân quá mức cần thiết đối với những bé đã có cân nặng cao, còn với những bé biếng ăn thì càng ép sẽ càng khiến trẻ biếng ăn hơn.
4. Đừng bao giờ pha sữa cho con khi chưa rửa tay sạch sẽ vì rất có thể vi khuẩn từ tay của bạn sẽ lẫn vào trong sữa, gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
5. Đừng lờ đi hướng dẫn pha sữa có ghi trên hộp sữa. Mẹ chú ý trên nắp/bao bì của hộp sữa bao giờ cũng hướng dẫn rất cụ thể và tỉ mỉ: độ tuổi bao nhiêu, pha bao nhiêu thìa sữa, tương ứng với bao nhiêu ml nước. Trong hộp sữa cũng luôn có sẵn thìa để đong sữa. Mẹ phải pha đúng và chính xác tỉ lệ này mới đảm bảo đúng dinh dưỡng cho con.
Nếu bạn pha sữa quá đặc, bé nhà bạn có thể nhanh chóng bị mất nước. Còn nếu pha sữa loãng quá, bé nhà bạn sẽ không đủ chất dinh dưỡng.
6. Đừng bao giờ pha sữa cho con khi chưa tiệt trùng bình sữa.
Trước khi pha sữa, điều quan trọng là phải tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Cách tiệt trùng phổ biến nhất là đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới, dùng lần đầu). Những lần sau, bạn chỉ cần cọ rửa bình với nước ấm và dung dịch cọ rửa bình sữa là được.
7. Đừng bao giờ dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc do chất nitrat có ở nước rau củ. Bé có thể bị xanh tím nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
8. Đừng trộn nhiều loại sữa với nhau vì làm như vậy có 2 điều hại, một là làm mất đi tính cân đối của mỗi loại sữa, hai là thời gian mở một hộp sẽ lâu hơn, sữa dễ bị vón cục và mất chất dinh dưỡng cũng như dễ bị nhiễm khuẩn.
Hướng dẫn các mẹ những bước pha sữa đúng như sau:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho bé.
- Đun sôi nước sạch, để nước ấm khoảng 40 - 50ºC và rót lượng nước cần dùng vào bình.
- Múc sữa bột trong hộp bằng thìa có sẵn, có thể dùng dao để gạt sữa.
- Cho sữa vào bình đã có nước theo đúng lượng nhà sản xuất đã hướng dẫn.
- Đậy miếng lót tròn, vặn chặt vòng giữ cổ chai, sau đó lắc đều cho sữa tan hết. Cuối cùng, đặt núm vú cao su lại.
- Có thể thử nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay để không lây bệnh cho bé mà vẫn biết nhiệt độ sữa đã thích hợp cho bé bú (uống) chưa.
Việc pha sữa vào cốc và cho bé ăn bằng thìa cũng được thực hiện tương tự như cách pha sữa bằng bình.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho bé.
- Đun sôi nước sạch, để nước ấm khoảng 40 - 50ºC và rót lượng nước cần dùng vào bình.
- Múc sữa bột trong hộp bằng thìa có sẵn, có thể dùng dao để gạt sữa.
- Cho sữa vào bình đã có nước theo đúng lượng nhà sản xuất đã hướng dẫn.
- Đậy miếng lót tròn, vặn chặt vòng giữ cổ chai, sau đó lắc đều cho sữa tan hết. Cuối cùng, đặt núm vú cao su lại.
- Có thể thử nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay để không lây bệnh cho bé mà vẫn biết nhiệt độ sữa đã thích hợp cho bé bú (uống) chưa.
Việc pha sữa vào cốc và cho bé ăn bằng thìa cũng được thực hiện tương tự như cách pha sữa bằng bình.