Trong 2 năm đầu đời, bé phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy đọc những thông tin dưới đây để biết từng giai đoạn trưởng thành của bé và bé có bị chậm hơn so với các bé khác không.

1. Mỉm cười (8 tuần tuổi)

Một bé sơ sinh không thể xuất hiện nụ cười xã hội cho đến khoảng 8 tuần tuổi. Khi ấy, hệ thống thần kinh và thị giác phát triển đủ để bé thấy mẹ và “sản xuất” một nụ cười đáp lại.

Mỉm cười là kỹ năng xã hội đầu tiên của bé, cũng như một tín hiệu của phát triển cảm xúc. Bé của bạn cho bạn thấy sự khác nhau giữa các trạng thái cảm xúc là như thế nào: bé nhận thức được niềm hạnh phúc hoặc cơn giận dữ khi bạn bộc lộ.

2. Lẫy (2-3 tháng tuổi)

Trong thời gian còn ở bụng mẹ, em bé của bạn có thể xoay người, sau đó bắt đầu đá chân. Nếu bé đủ khỏe, những cử động của bé giống như bé biết lẫy vậy. Bé cũng có thể giật mình và có tiếng khóc đầu tiên trong bụng mẹ.

Sau khi chào đời, khoảng 2-3 tháng, bé biết lật người từ ngửa thành úp. Còn lật úp về ngửa thì phải đợi đến tháng thứ 5 vì động tác này đòi hỏi sự phối hợp và sức mạnh nhiều hơn. Bạn không cần huấn luyện bé nhà bạn học lẫy, chỉ cần đặt bé ở nơi an toàn và bé sẽ tự xoay sở.

3. Chộp, nắm (3-4 tháng tuổi)

Sau vài tháng đầu đời, bé có phản xạ tốt với đôi bàn tay, chẳng hạn túm lấy một núm vú giả. Bằng cách làm rơi thứ gì đó rồi được mẹ nhặt lên, bé học được cách thao tác mọi thứ với đôi tay mình. Đồng thời, bé cũng dần biết cách chơi với đồ chơi, như rung lắc để tạo âm thanh – dạy bé về nguyên nhân và hệ quả. Kỹ năng chộp, nắm phát triển khuyến khích bé vui chơi nhiều hơn, dù là một mình hay với cha mẹ.

4. Cái ôm (5 tháng)

Em bé của bạn nhanh chóng học cách ôm bố mẹ và những người thân, cũng như ôm chó, mèo nhồi bông hay bất kỳ thứ gì bé thấy thoải mái, bằng cách xem những người khác ôm. Bé cũng có thể tự ôm lấy chính mình.

Không phải bé nào cũng thích ôm. Bởi vì, một số bé có tình cảm tự nhiên, trong khi những bé khác quá bận rộn với quá trình khám phá mà quên dừng lại để ôm. Vì thế, hãy ôm con trước khi đi ngủ hoặc xem một cuốn sách với nhau.

5. Chơi ú òa (6 tháng)

Đây là trò chơi đơn giản mà bé có thể chơi rất nhiều lần. Một khi bé hiểu về khái niệm vĩnh cửu tương đối, dù bé không nhìn thấy khuôn mặt của mẹ thì bé vẫn quan sát thấy bàn tay mẹ đang chuyển động. Vài tháng sau, bé có thể chơi bằng cách cùng ẩn mình. Để tăng vui vẻ:

-Hãy ngồi đủ gần để em bé có thể nhìn thấy đôi mắt của bạn. Nó giúp bé tập trung vào những gì bạn đang làm.

-Hỏi “Mẹ đâu rồi?”, giọng nói của bạn sẽ trấn an bé rằng, bạn vẫn còn ở đó.

-Thay đổi giọng nói của bạn để trò chơi thêm hứng thú.

6. Ngồi (8 tháng tuổi)

Khi bé có đủ sức mạnh ở cánh tay, đầu, cổ, kiểm soát cơ thể tốt, biết giữ cân bằng, bé có thể ngồi dậy và quan sát xung quanh. Tại thời điểm này, thị lực được cải thiện cho phép bé thấy đối tượng bên ngoài và bé sẽ cố kéo mình đứng lên để có cái nhìn tốt hơn.

Lúc đầu, bé không thể ngồi lâu một mình. Để khuyến khích bé học ngồi tốt, bạn thử đặt đồ chơi yêu thích của bé ở phía trước; sau đó, từ từ di chuyển chúng sang bên này – bên kia, khuyến khích bé lấy đồ chơi chỉ dựa vào thân mình và chân để cân bằng.

7. Bò (6-10 tháng)

Bạn có thể ngẫu nhiên thấy bé nằm dưới sàn, trượt chân bụng của mình mà không dùng đầu gối. Để khuyến khích bé học bò, hãy cho bé không gian thoáng đãng. Tiếp đến, bạn đặt xung quanh những thứ bé thích (gồm cả bản thân mẹ) để bé phải với tới. Nên đảm bảo môi trường an toàn cho bé học bò. Hãy cùng bò với con và ở tầm quan sát này, bạn sẽ biết cần loại bỏ những gì không an toàn cho bé.

8. Kéo lên (8 tháng)

Cho đến tháng tuổi này, bé vẫn phải phụ thuộc vào mẹ để giúp bé đứng trên đôi chân của mình. Đến khoảng 8 tháng, thân mình và cơ bắp đủ mạnh sẽ giúp bé tự đứng lên. Đấy cũng là lúc bé nhận ra rằng, bé có đủ khả năng để tự lẫy, tự ngồi, tự bò và bây giờ là đứng được một mình.

Lúc đầu, bé sẽ tìm đồ vật để kéo mình lên như thành giường, ghế sofa, chân của mẹ. Vì thế, bạn cần loại bỏ những đồ đạc không an toàn hoặc không đủ vững chắc, đồ đạc có cạch sắc để không gây nguy hiểm cho bé. Khoảng 10-12 tháng tuổi, bé sẽ biết làm thế nào để uốn cong đầu gối khi ngồi và đứng lên được.

9. Đi (10 đến 18 tháng)

Các bước đi đầu tiên là mốc phát triển vô cùng quan trọng. Đi bộ đòi hỏi sức mạnh cơ bắp, phối hợp, cân bằng, cũng như mức độ nhất định của trưởng thành cảm xúc; chẳng hạn, đo bộ cần bé phải tự tin. Đó là lý do vì sao một số bé loanh quanh bám vào đồ nội thất trong nhiều tuần liền trước khi bước đi độc lập.

Đi bộ giúp bé hoàn thiện kỹ năng thể chất, cũng như tương tác xã hội phong phú. Ví dụ, bé mang đến đồ chơi con vịt cho mẹ và mẹ nói: “Cảm ơn con”. Bạn nhại tiếng vịt “cạc, cạc” một vài lần và sau đó, bé sẽ lấy lại con vịt từ tay bạn, bạn nói: “Bye, bye vịt”.

Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển

Tính khí: Một số bé hiếu động, thích leo lên bàn để quan sát bên ngoài cửa sổ. Vì thế, các bé này thường biết đi sớm hơn.

Điểm mạnh tự nhiên: Hãy nghĩ về gia đình của bạn, có thành viên nào là nhà văn, nghệ sĩ không? Thế mạnh di truyền có thể ảnh hưởng đến bé, sớm nhất là một vài tuổi. Chẳng hạn, bé có thể có gen của một nhà hùng biện hay một ca sĩ tài năng ngay từ khi còn nhỏ.

Anh chị em ruột: Những bé có anh chị tầm tuổi tương đương thường đạt mốc tăng trưởng sớm hơn dự kiến. Nói như thế, không có nghĩa là có anh chị lớn hơn nhiều tuổi, bé sẽ phát triển muộn.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải hành động như một trọng tài, nhắc nhở anh chị bé để em thử những điều bé tự làm được và không ép em làm những việc em chưa sẵn sàng.

Sinh non: Những bé sinh non thường mất nhiều thời gian đạt mốc quan trọng hơn những bé khác. Nhưng đến 2 tuổi, bé sẽ bắt kịp các bạn của bé. Thực tế, bác sĩ nhi khoa nói rằng, để đánh giá sự phát triển của bé sinh non, phụ huynh nên bắt đầu tính từ lúc thai đủ ngày, không phải ngày sinh của bé. Chẳng hạn, bé sinh sớm hơn 2 tháng thì khi được 5 tháng tuổi, bé chỉ đạt được mốc tăng trưởng như bé 3 tháng mà thôi.

Dấu hiệu của chậm phát triển

Phần lớn trường hợp, bé chậm phát triển có thể sớm theo kịp những bé khác. Nhưng đôi khi, chậm trễ có thể báo hiệu một vài vấn đề:

-Con của bạn chậm phát triển nhiều hơn một lĩnh vực. Ví dụ, 15 tháng tuổi, bé không biết đi, cũng không bi bô một từ nào; không quay nhìn mẹ khi mẹ vào phòng hoặc gọi tên bé.

-Con bạn dường như không hiểu khi bạn nói chuyện. Khoảng 8-12 tháng, phần lớn các bé đều quan tâm đến thú nhồi bông nếu bạn hỏi thú nhồi bông ở đâu, bé sẽ biết tìm hoặc ít nhất là nhìn theo hướng tay mẹ chỉ. 12-15 tháng, bé bắt đầu biết đáp ứng các yêu cầu đơn giản bằng lời nói. Nếu bạn nói bé 1 tuổi mang đôi giày của bé lại đây, bé sẽ làm theo.

Giảm bớt những lo lắng của bạn

Những cột mốc phát triển chính thường gây căng thẳng cho người mẹ, đặc biệt nếu họ quá quan tâm đến biểu đồ tăng trưởng của con. Vì thế, nên tìm cách để ngăn chặn lo lắng cho bản thân mình:

-Hãy tham khảo thông tin trên mạng internet. Kiến thức sẽ giúp ích cho bạn.

-Đừng so sánh bé nhà bạn với những bé khác. Không có nghiên cứu cho thấy, các bé cùng độ tuổi phải đạt được mốc phát triển như nhau.

-Tìm kiếm giúp đỡ. Nếu lo lắng con mình chậm phát triển, nhất là khi bé chậm trong nhiều lĩnh vụec, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ của con bạn. Ngoài ra, cũng nên cho bé đi khám nếu bé chậm phát triển so với mốc tăng trưởng vài tháng.