- Ngao rất nhiều phôtpho, chất cần cho sự hình thành xương, răng của bào thai.
- Hàm lượng protein trong ngao cao hơn nhiều so với thịt. Nó giúp xây dựng các mô bào thai, ngăn ngừa béo phì ở phụ nữ mang thai vì đây là loại protein ít kalo.
- Ngao còn là nguồn phong phú của chất sắt, rất tốt cho phụ nữ mang thai vì họ dễ bị thiếu máu.
- Ngao còn giàu vitamin A, giúp người mẹ có làn da khỏe mạnh, cũng như hỗ trợ phát triển thị giác, xương ở bào thai.
- Ngao cũng giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể bà bầu. Không những thế, ngao còn giàu axit béo omega 3, rất cần thiết trong thời kỳ mang thai.
Lưu ý:
Mẹ bầu tuyệt đối không được ăn ngao chưa chín kĩ. Bởi vì ngao thường được người dân lấy từ ven biển nên dễ bị ô nhiễm bởi các chất có trong nước biển. Do đó, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Ngao dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể gây dị ứng cho bà bầu.
2. Nấm
- Nấm là nguồn tuyệt vời của kẽm – chất quan trọng cho sự tăng trưởng của thai nhi.
- Còn axit pantothenic có trong nấm tác dụng tốt cho thần kinh và sản xuất hormone của bào thai.
- - Selen và chất chống oxy hóa như ergothioneine hiện diện trong nấm thúc đẩy hệ thống miễn dịch của mẹ và giúp tránh các bệnh trong thời gian mang thai.
Lưu ý:
Một số giống nấm được chứng minh là độc hại và có thể gây ra những phản ứng khác nhau như rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong. Chúng cũng có thể gây rối loạn ảo giác, rối loạn cảm xúc cho người mẹ.
Bởi thế, tuyệt đối không ăn nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nấm mọc hoang hay mua ở những nơi du lịch mà nguồn gốc không rõ ràng... Các loại nấm thông dụng như nấm rơm, nấm kim châm, nấm mồng gà... được coi là an toàn.
3. Dưa chuột
- Vỏ dưa chuột là nguồn tuyệt vời của chất xơ, giúp giảm táo bón và bệnh trĩ - những vấn đề mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
- Vitamin K có trong dưa chuột giúp xương của bà bầu chắc khỏe. Bên cạnh đó, dưa chuột còn nhiều vitamin nhóm B, axit folíc, các chất khoáng như canxi, sắt, magiê và kẽm, hỗ trợ thai phát triển tốt.
Lưu ý:
- Ăn nhiều dưa chuột có thể gây đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi... ở phụ nữ mang thai.
- Một số trường hợp bị dị ứng dưa chuột có các triệu chứng như ngứa, sưng miệng...
- Dưa chuột lợi tiểu nên ăn nhiều sẽ làm tăng chứng tiểu rắt.
- Nhiều người mẹ lo ngại dưa chuột bị phun nhiều thuốc trừ sâu nên cần chọn mua dưa chuột có nguồn gốc an toàn, tránh ăn cả vỏ...
4. Đậu phụ
- Canxi trong đậu phụ rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai nhi vì nó giúp xây dựng xương và răng.
- Chất sắt có trong đậu phụ giúp ngừa sinh non và sinh con nhẹ cân.
- Đậu phụ giúp giảm cholesterol xấu và duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh trong thai kỳ.
Lưu ý:
Chất ức chế trypsin trong đậu phụ và đậu nành ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy. Do đó, không nên ăn quá nhiều đậu phụ hay uống quá nhiều sữa đậu nành.
Đậu phụ, đậu nành không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa hàm lượng nhôm, thạch cao... gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi.
Bà bầu có thể ăn các món với đậu phụ như đậu phụ rán, nấu canh, kho với thịt... và uống sữa đậu nành nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 3-4 bữa/tuần. Riêng với đậu nành, mỗi ngày có thể uống một cốc nhỏ (khoảng 200ml) thì được coi là hợp lý.
5. Quả kiwi
- Quả kiwi có chứa folate, là chất quan trọng giúp giảm các khuyết tật ống thần kinh ở bào thai.
- Vitamin C trong kiwi giúp hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ và bào thai.
- Magiê trong kiwi giúp tăng cường xương, não và hệ miễn dịch ở mẹ. Chất sắt trong kiwi giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu ở mẹ và bé.
- Kiwi tăng cường trao đổi chất và cải thiện chức năng thần kinh ở phụ nữ mang thai. Nghiên cứu còn cho thấy, kiwi có tác động tích cực tới hệ hô hấp của mẹ và bé.
Lưu ý:
Kiwi có thể gây ra dị ứng ở phụ nữ mang thai như buồn nôn, nôn và các dấu hiệu dị ứng khác vì vậy mẹ bầu nên thăm dò cẩn thận trước khi ăn.
Khi mang thai, mẹ bầu có thể nghe thấy nhiều lời đồn thổi có liên quan đến việc ăn uống trong suốt 9 tháng thai kỳ. Vậy đâu là sự thật?