Trẻ từ từ nuốt từng miếng sữa một cách chậm rãi:

Ban đầu, khi mới rúc vào bầu vú mẹ, trẻ bú rất nhanh, nhờ đó những tia sữa được lưu thông và kích thích sữa ra nhiều hơn. Sau đó, trẻ bắt đầu bú chậm lại, ngậm và nhay vú mẹ. Có thể bạn không cảm nhận thấy điều đó, nhưng hãy để ý nhìn và nghe tiếng tóp tép từ miệng đứa trẻ.

Nếu con bạn thiếu sữa thì trẻ sẽ bú ngấu nghiến chứ không tóp tép nuốt từng miệng sữa một cách chậm rãi và đều đặn đến vậy. Một biểu hiện khác nữa là một đứa trẻ thiếu sữa sẽ tạm nghỉ lâu hơn hoặc ngủ gật liên tục khi đang bú.
 

Trẻ cảm thấy thỏa mãn:

Nếu con bạn hài lòng và no bụng sau mỗi lần bú thì có nghĩa rằng mọi thứ đang rất tốt, bé được cung cấp đầy đủ sữa mẹ. Ngược lại, những trẻ biếng ăn và quấy khóc nhiều hoặc trẻ liên tục đòi ăn là những bé đang thiếu sữa mẹ. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng: Các bà mẹ cần chú ý nếu một đứa trẻ bú nhiều lần mà mỗi lần kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ hoặc chưa đến 1 giờ bé lại đòi ăn thì nghĩa là mẹ không đủ sữa.


Hệ bài tiết của trẻ:

Hãy chú ý đến những chiếc tã bạn thay cho trẻ, bởi nhìn vào đó bạn cũng sẽ phần nào biết được trẻ có được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ hay không. Ví dụ như khi trẻ đại tiện, màu phân sẽ biến đổi như sau: những lần đầu tiên trẻ đại tiện thì phân thường ướt và sẫm màu, sau đó nó chuyển xanh vào khoảng ngày thứ 3 hoặc thứ 4 và chuyển vàng sau từ 4 đến 5 ngày tuổi.

Cân nặng của trẻ:

Thường thì cân nặng của một đứa trẻ dao động đôi chút những ngày đầu mới chào đời. Trẻ thường sút từ 5% đến 7 % cân nặng khi được 3 hoặc 4 ngày tuổi, nhưng điều đó là tự nhiên, không có gì phải lo ngại bởi nó sẽ trở lại mức cân nặng khi mới sinh sau khoảng 10 ngày tuổi. Song nếu cân nặng của trẻ giảm quá 10% thì lại là một vấn đề mà các bà mẹ cần hết sức chú ý.

Nếu bạn nghi ngờ rằng mình không đủ sữa nuôi con hoặc thấy một số biểu hiện tiêu cực như bé không tăng cân thì tốt nhất hãy đi khám và tìm cho mình lời khuyên thích hợp từ những chuyên gia phụ sản.


Theo Thảo Linh
Eva/ fitpregnancy