Trời nắng, đi làm về lại phải vòng qua chợ mua thức ăn và đón con, chừng đó công việc thôi cũng đủ làm chị Hạnh thấy mệt vô cùng. Vậy mà khi đến trường đón con, chị được cô giáo của con thông báo là con chị đánh nhau với bạn và cả hai đang bị phạt viết kiểm điểm ở phòng Giám hiệu. Sẵn “cái” mệt trong người, lại phải ngồi chờ con ở sân trường, chị Hạnh cảm giác đầu mình đang có thể “bốc hỏa” luôn theo thời tiết. Nhìn thấy thằng con mồ hôi mồ kê nhễ nhại đi ra, bên cạnh là đứa bạn đánh nhau cùng, cả hai đều lem nhem và nhếch nhác, không kiềm chế được, chị Hạnh tát cho con một cái và mắng con xơi xơi: “Mày muốn giết mẹ mày hả con, mẹ còn chưa đủ nhiều việc và chưa đủ mệt hay sao. Tối nay về thì nhịn cơm, cho ăn cho phí cơm ra…”. Thằng bé chẳng nói gì, quay sang nhìn bạn, cậu bạn kia nhếch mép cười và bảo: “Cậu thấy chưa, tớ nói có sai đâu”.
Ở cái tuổi lên 10 như con chị Hạnh, kể cả con gái hay con trai đều rất nhạy cảm. Có thể dạo này chị quá bận, hoặc quá mệt mỏi mà không để ý đến sự thay đổi của con trai. Thằng bé luôn lầm lì mỗi khi về nhà, mẹ hỏi gì cũng chỉ trả lời ậm ừ qua loa, nó cũng không ăn uống gì nhiều, mỗi bữa chỉ ăn một bát cho có lệ, kể cả việc học hành cũng giảm sút. Nghĩ trời nắng nóng quá mà con khó chịu, không muốn ăn, học không vào, chị Hạnh ra sức đổi món để con ăn ngon miệng, cố gắng chọn những món ăn thật mát để con giảm được cái nóng trong người. Chị vất vả là vậy, thế mà con trai không biết thương mẹ, lại còn đánh nhau đến cơ sự phải ngồi viết kiểm điểm. Cô giáo cũng phản ánh con chị dạo này rất cục tính, bạn trêu hoặc có xích mích với bạn là đánh bạn luôn, mặc dù cô giáo đã nhắc nhở rất nhiều lần.
Tối đó, thằng bé không ăn cơm thật, dù mẹ gọi thế nào cũng không ra ăn. Bực mình vì thằng con vừa lì vừa bướng, bao nhiêu công mẹ nấu nướng mà không chịu ra ăn, lại cứ giam mình trong phòng, nằm lì một chỗ, chị Hạnh lại mắng con một trận nữa.
Chỉ đến khi ngồi kiểm tra bài vở của con chị Hạnh mới cảm thấy áy náy vì thai độ của mình. Nhìn thằng bé cặm cụi làm bài tập, chị Hạnh không hiểu tại sao nó lại trở nên như vậy, bình thường nó vốn là đứa trẻ rất ngoan, rất nghe lời mẹ. Hay là do dạo này nóng nực quá, một mình lại phải lo bao việc công ty lẫn việc nhà nên chị luôn cảm thấy khó chịu và mắng mỏ con bất cứ khi nào, phải chăng vì vậy mà thằng bé buồn? Chị nhớ là có vài lần thằng bé ngỏ ý muốn nói chuyện gì đó với mẹ nhưng bị chị gạt đi bảo bận.
Mang cho con một đĩa hoa quả, chờ con học bài xong, chị Hạnh mới khơi chuyện để hỏi. Chị xin lỗi con trước vì đã mắng mỏ con liên tục mà không cần biết lý do tại sao con đánh nhau. Đến lúc này, con trai chị mới thổ lộ: “Dạo này mẹ hay mắng con, kể cả lúc con chẳng làm gì sai. Ngay cả khi đón con ở trường, con chỉ ra chậm một tí mẹ cũng mắng con trước mặt các bạn. Trước mẹ có mắng con thế đâu. Bạn Huy béo bảo, con là con nuôi của bố mẹ nên mẹ ghét con, hay mắng con. Hôm nay bạn ấy còn nói trước lớp, con đã cãi là không phải, nhưng bạn ấy cứ khăng khăng như vậy nên con đánh nhau với bạn. Mẹ ơi, thế có đúng con là con nuôi của bố mẹ không?”.
Câu hỏi của con làm chị Hạnh giật mình, chẳng nhẽ thái độ của chị dạo gần đây thay đổi đến mức làm con chị nghĩ rằng chị đối xử với con như là với con nuôi sao? Nhìn đứa con tội nghiệp phải hứng chịu những bực dọc lẫn hằn học của mẹ trong suốt thời gian qua mà chị thương con vô cùng. Là người mẹ, đáng lẽ phải là chỗ dựa cho con, là nơi để con chia sẻ tâm sự thì chị lại đang làm ngược lại, chị vô tình đẩy con xa mình hơn.
Ôm con vào lòng, chị Hạnh thủ thỉ: “Sao con lại là con nuôi của mẹ chứ, con là con trai ‘xịn’ của bố mẹ cơ mà. Tại dạo này mẹ bận bịu và luôn căng thẳng nên về nhà mới nóng nảy vô cớ với con trai mẹ chứ mẹ không yêu con trai mẹ thì yêu ai nhỉ. Mai bố về rồi, mẹ con mình đi đón bố để con hỏi bố xem con là con trai nuôi hay con trai ‘xịn’ nhé”.
Tối hôm đó, hai mẹ con đã có buổi nói chuyện rất vui vẻ, nhìn con trai cười tươi mà chị Hạnh thấy lỗi của mình lớn lắm. Chị thầm tự nhắc mình, dù bản thân có thế nào đi nữa thì cũng không được lơ là quan tâm tới con trai.
Tối đó, thằng bé không ăn cơm thật, dù mẹ gọi thế nào cũng không ra ăn. Bực mình vì thằng con vừa lì vừa bướng, bao nhiêu công mẹ nấu nướng mà không chịu ra ăn, lại cứ giam mình trong phòng, nằm lì một chỗ, chị Hạnh lại mắng con một trận nữa.
Chỉ đến khi ngồi kiểm tra bài vở của con chị Hạnh mới cảm thấy áy náy vì thai độ của mình. Nhìn thằng bé cặm cụi làm bài tập, chị Hạnh không hiểu tại sao nó lại trở nên như vậy, bình thường nó vốn là đứa trẻ rất ngoan, rất nghe lời mẹ. Hay là do dạo này nóng nực quá, một mình lại phải lo bao việc công ty lẫn việc nhà nên chị luôn cảm thấy khó chịu và mắng mỏ con bất cứ khi nào, phải chăng vì vậy mà thằng bé buồn? Chị nhớ là có vài lần thằng bé ngỏ ý muốn nói chuyện gì đó với mẹ nhưng bị chị gạt đi bảo bận.
Mang cho con một đĩa hoa quả, chờ con học bài xong, chị Hạnh mới khơi chuyện để hỏi. Chị xin lỗi con trước vì đã mắng mỏ con liên tục mà không cần biết lý do tại sao con đánh nhau. Đến lúc này, con trai chị mới thổ lộ: “Dạo này mẹ hay mắng con, kể cả lúc con chẳng làm gì sai. Ngay cả khi đón con ở trường, con chỉ ra chậm một tí mẹ cũng mắng con trước mặt các bạn. Trước mẹ có mắng con thế đâu. Bạn Huy béo bảo, con là con nuôi của bố mẹ nên mẹ ghét con, hay mắng con. Hôm nay bạn ấy còn nói trước lớp, con đã cãi là không phải, nhưng bạn ấy cứ khăng khăng như vậy nên con đánh nhau với bạn. Mẹ ơi, thế có đúng con là con nuôi của bố mẹ không?”.
Ôm con vào lòng, chị Hạnh thủ thỉ: “Sao con lại là con nuôi của mẹ chứ, con là con trai ‘xịn’ của bố mẹ cơ mà. Tại dạo này mẹ bận bịu và luôn căng thẳng nên về nhà mới nóng nảy vô cớ với con trai mẹ chứ mẹ không yêu con trai mẹ thì yêu ai nhỉ. Mai bố về rồi, mẹ con mình đi đón bố để con hỏi bố xem con là con trai nuôi hay con trai ‘xịn’ nhé”.
Tối hôm đó, hai mẹ con đã có buổi nói chuyện rất vui vẻ, nhìn con trai cười tươi mà chị Hạnh thấy lỗi của mình lớn lắm. Chị thầm tự nhắc mình, dù bản thân có thế nào đi nữa thì cũng không được lơ là quan tâm tới con trai.