Profile: Tên mẹ: Phương Anh Tên bố: Lê Hoàng Tên bé: Lê Đình Nhất Nam (Tên gọi ở nhà: Sóc) Sống tại: Gunma, Nhật Bản |
Phương Anh là một người khá nổi tiếng trong cộng đồng Facebook với lượng followed hơn 25 nghìn. Lý do không chỉ bởi cô bạn có thân hình cực chuẩn mà còn là một người mẹ cực cá tính.
Cùng trò chuyện với Phương Anh để hiểu hơn về cách giữ dáng, nuôi và dạy con hay ho của bà mẹ này nhé!
Phương Anh là bà mẹ 1 con rất khéo léo, mát tay lại có dáng rất đẹp.
- Chào Phương Anh, được biết sau khi bé Sóc ra đời, bạn lấy lại vóc dáng cũ của mình rất nhanh, bí quyết của bạn là gì vậy?
Chào bạn, mình là người rất thích đọc sách và trước khi sinh con mình dành thời gian tìm hiểu về sinh nở, dinh dưỡng cho mẹ và con, giữ dáng khá nhiều. Mình luôn tìm hiểu qua sách báo, hỏi thăm trực tiếp bác sĩ trong những lần thăm khám xem ăn thế nào là hợp lý, là tốt nhất cho hai mẹ con và mình luôn nhận được một câu trả lời thống nhất: ăn đủ chất không cần ăn quá nhiều. Mình ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Vì tăng ít cân nên Phương Anh không hề bị rạn da và lấy lại dáng rất nhanh.
Cả quá trình mang thai,
mình tăng 8kg, Sóc sinh ra được hơn 3kg. Ngay sau khi sinh,
mình ăn đủ chất để có sữa cho con. Thời gian đó dù tăng cân chút xíu
nhưng mình không bắt đầu một chế độ ăn kiêng ngay. Bạn biết đấy, sau sinh
nở, cơ thể phải trải qua nhiều sự căng thẳng, mệt mỏi, thêm vào đó,
giai đoạn này càng cần phải có nhiều năng lượng có thể để tiếp tục làm
việc và nuôi con. Vì thế, mình chỉ tập trung vào việc ăn
uống khỏe mạnh. Do tăng ít cân nên may mắn là mình không hề bị rạn da.
Mình cho rằng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng, người mẹ cần loại bỏ suy nghĩ ăn cho 2 người, có lịch ăn uống khoa học, đủ chất. Việc tăng cân vừa phải sẽ giúp người mẹ nhanh lấy lại dáng như cũ.
Mình cho rằng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng, người mẹ cần loại bỏ suy nghĩ ăn cho 2 người, có lịch ăn uống khoa học, đủ chất. Việc tăng cân vừa phải sẽ giúp người mẹ nhanh lấy lại dáng như cũ.
Thời gian sau sinh dù tăng cân chút xíu nhưng chị không bắt đầu một chế độ ăn kiêng ngay.
- Vậy là chỉ nhờ có chế độ ăn hợp lý?
Không đâu. Mình vận động khá nhiều bằng việc chăm sóc gia đình và con cái, mình cho rằng vận động sớm còn giúp tử cung co hồi tốt và sản dịch thoát dễ dàng. Ngoài ra, mình dùng túi ấm chườm lên bụng để giữ ấm và làm săn chắc cơ bụng. Sau sinh khoảng ba tuần, mình tham gia tập thể dục nhẹ nhàng. Đây là cách tốt nhất để lấy lại vóc dáng.
- Phương Anh có thể nói qua một chút về con trai yêu của mình?
- Phương Anh có thể nói qua một chút về con trai yêu của mình?
Sóc dễ bảo, không bướng bỉnh, chỉ thỉnh thoảng hay dỗi thôi. Đến chỗ đông người, Sóc bạo dạn lắm, bé chủ động làm quen, vẫy tay chào mọi người. Có vẻ bé rất thích nghe đọc truyện, giống như mẹ thích đọc sách vậy. Ngoài đọc sách mình còn hay chơi nhận diện mặt chữ với con, vì thế 19 tháng bé đã biết mặt của bảng chữ cái ABC.
19 tháng bé đã biết phân biệt được bảng chữ cái abc.
Phương châm của chị là yêu con nhưng không chiều quá mức.
Phương châm của chị là yêu con nhưng không chiều quá mức.
- Mình thấy trẻ con ở tầm tuổi này bướng vô cùng (không nghe lời bố mẹ, hay quăng đồ đạc), nhưng Sóc không hề bướng vậy bí quyết của Phương Anh là gì?
Tầm tuổi nào cũng vậy, quan trọng là bố mẹ cần phải uốn nắn con ngay từ đầu, cần tạo nếp, thói quen cho con. Mình uốn nắn Sóc từ lúc mới đẻ. Ví dụ: Mình không bế ẵm nhiều, con khóc mình không dỗ dành ngay. Nghe có vẻ hơi ác nhưng từ từ bé sẽ quen. Trẻ con rất nhạy cảm, nếu cứ khóc là được yêu chiều, bế ẵm thì sau này bố mẹ sẽ rất cực, điều đó vừa hình thành tính cách ỉ lại của trẻ, và nếu vậy ngay từ lúc trong nôi con đã biết bắt nạt được cha mẹ rồi (cười). Rồi cứ đà đó phát triển đến lớn thì lúc mình muốn uốn nắn thì xem ra càng khó hơn. Nếu cứ suy nghĩ: “Trẻ con không biết gì” thì sai rồi, trẻ con biết nhiều hơn chúng ta tưởng đấy.
- Được biết, bạn dạy bé rất khoa học?
Mình không biết như nào gọi là khoa học. Mình chỉ dạy con theo cách của mình. Mỗi đứa bé đều có tính cách khác nhau, mình nghĩ tùy từng đứa trẻ mà ông bố bà mẹ sẽ tìm ra cách dạy con thích hợp.
Mình đặc biệt để ý đến việc dạy con trong cách giao tiếp ứng xử: dạy bé thưa khi người lớn gọi, cất đồ chơi thì chơi xong, vứt rác, đánh răng, ngã tự đứng dậy, cái gì thích nhưng người lớn không bằng lòng, bé cũng không khóc.
Chị đặc biệt để ý đến việc dạy con trong cách giao tiếp ứng xử: dạy bé thưa khi người lớn gọi, cất đồ chơi thì chơi xong,..
Trẻ con tiếp thu rất nhanh nhưng cũng nhanh quên, thế nên ngày nào mình cũng phải tập đi tập lại cho đến khi bé nhớ hẳn thì thôi.
Với mình, việc rèn con khi ngã tự biết đứng dậy và biết chấp nhận những điều người lớn không bằng lòng là có vẻ khó nhất. Không phải khó cho bé mà khó cho chính người lớn, phải là người cứng rắn mới làm được. Vì thế trong dạy con, các thành viên trong gia đình mình thường rất thống nhất với nhau. Sóc tuy nhỏ tuổi nhưng bé biết mẹ không chiều nên ngay từ nhỏ, bé khá tự lập.
Theo chị, cha mẹ cần uốn nắn con vào quy củ ngay từ nhỏ.
- Vậy bạn là một bà mẹ theo trường phái Hổ? Những phương pháp đó có phải bạn học từ những bà mẹ Nhật sống quanh mình?
Mình nghĩ mẹ nào cũng muốn tốt cho con cả, dù là trường phái nào đi chăng nữa, dù đòn roi hay dỗ dành. Mình cho rằng trong việc dạy con, thật khó để có một phương pháp có thể áp dụng từ a – z. Mình sống ở Nhật từ nhỏ và bạn biết đấy, đây chính là đất nước có phương pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ thuộc hàng nhất nhì thế giới. Ông xã mình, ông bà nội có tìm và đọc rất nhiều sách báo để tham khảo những kiến thức dạy con đúng nhất. Thế nhưng sách vở đều phải cất đi và rèn luyện theo phương pháp của mình.
Mình cho rằng, kiến thức trong sách báo không phải điều gì cũng áp dụng được hết, chẳng hạn như nhiều sách ghi không nên la mắng trẻ, chỉ cần nghiêm khắc nhẹ nhàng... Mình thấy nhiều đứa trẻ rất bướng nên mình không thể áp dụng như vậy được. Cách tốt nhất là cha mẹ nên lường theo tính bé mà dạy dỗ. Mỗi bé mỗi tính, mình tự tin mình là người mẹ hiểu con, mình biết cách dung hòa và yêu thương con có kỷ luật, có độ cứng mềm theo cảm nhận của mình. Với mình, kỷ luật có nghĩa là trừng phạt. Và thực tế, kỷ luật chính là cách dạy trẻ tích cực nhằm giúp đỡ và hỗ trợ con dần dần tự điều khiển được bản thân.
Mình cho rằng, kiến thức trong sách báo không phải điều gì cũng áp dụng được hết, chẳng hạn như nhiều sách ghi không nên la mắng trẻ, chỉ cần nghiêm khắc nhẹ nhàng... Mình thấy nhiều đứa trẻ rất bướng nên mình không thể áp dụng như vậy được. Cách tốt nhất là cha mẹ nên lường theo tính bé mà dạy dỗ. Mỗi bé mỗi tính, mình tự tin mình là người mẹ hiểu con, mình biết cách dung hòa và yêu thương con có kỷ luật, có độ cứng mềm theo cảm nhận của mình. Với mình, kỷ luật có nghĩa là trừng phạt. Và thực tế, kỷ luật chính là cách dạy trẻ tích cực nhằm giúp đỡ và hỗ trợ con dần dần tự điều khiển được bản thân.
Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều quy luật, người làm sai sẽ bị xử phạt giống như tham gia giao thông vậy. Người lớn chúng ta còn phải làm theo quy luật và trẻ con cũng vậy, cha mẹ cần uốn nắn con vào quy củ.
- Cảm ơn Phương Anh về cuộc nói chuyện thú vị này!