Đèn ngủ - Kẻ hủy hoại giấc ngủ số 1 

Phần lớn trẻ nhỏ được cha mẹ đặt lên giường kèm theo ánh đèn ngủ hoặc loại đèn trang trí nào đó. Những loại đèn dễ thương này tuy vậy mà lại được các bậc phụ huynh kỳ vọng chúng sẽ giúp con họ dễ đi vào giấc ngủ hơn, giúp mọi thứ xung quanh sáng sủa đặc biệt trong trường hợp các bé cần đi vệ sinh. Sai lầm này cứ thế được hàng ngàn nhà sản xuất đồ trang trí trên khắp thế giới tận dụng. Thử tìm kiếm trên Google với từ khóa “đèn ngủ cho bé” sẽ cho ra hơn năm nghìn kết quả, và hầu hết trong số đó có khả năng phá hoại giấc ngủ của trẻ. 
 

Đèn ngủ
Các sản phẩm đèn ngủ với đa dạng mẫu mã và hình thức trên thị trường.
 
Lý do mà ánh đèn ngủ, đèn trang trí, đèn hắt từ loại màn hình có thể phá hoại giấc ngủ đó là bởi những ảnh hưởng của bước sóng từ các màu sắc khác nhau của ánh sáng lên cơ thể con người. Ánh đèn trắng và xanh, dù là được giảm nhẹ đi chăng nữa, sẽ ức chế việc tiết hóc-môn melatonin của giấc ngủ vào ban đêm. Melatonin được tiết ra bởi não bộ nhằm phản ứng lại với độ nhạy với ánh sáng của mắt. Trong suốt thời gian ban ngày, sự hiện diện của ánh sáng mặt trời kích thích não bộ tiết ra cortisol, gây cảm giác tỉnh táo. Trong điều kiện không có ánh sáng, mắt chúng ta gửi thông điệp đến não bộ nhằm tiết ra melatonin, gây nên cảm giác buồn ngủ. Melatonin là chất cần thiết cho trẻ không chỉ để dễ đi vào giấc ngủ mà còn để ngủ sâu hơn.
 
 
Dùng các loại đèn này, bố mẹ đang vô tình phá hoại giấc ngủ của con.
 
Phần lớn đèn ngủ cho trẻ sử dụng dải ánh sáng trắng, xanh lục hoặc xanh dương. Những màu sắc này thường được xem là tạo cảm giác thoải mái và được nhiều công ty chọn để đưa vào sản phẩm. Ánh đèn trắng và xanh, xuất hiện ở hầu như mọi loại đèn gia dụng, sẽ gây ức chế việc sản sinh ra melatonin bằng việc đánh lừa não bộ rằng hiện tại vẫn là ban ngày. Không chỉ ánh đèn trong phòng ngủ gây nên hiện tượng này mà kể cả đèn từ màn hình TV, laptop, máy tính bảng và điện thoại.
 
Phần lớn đèn ngủ cho trẻ sử dụng dải ánh sáng trắng, xanh lục hoặc xanh dương.
 
Duy chỉ có một loại ánh sáng không gây ức chế cho giấc ngủ, đó là ánh sáng đỏ. Màu này có bước sóng dài hơn nhiều so với các màu trắng/xanh lục/xanh dương, và các nghiên cứu chỉ ra rằng ánh sáng đỏ không gây cản trở melatonin. Tuy nhiên nó không cải thiện được giấc ngủ nhiều mà chỉ không can thiệp vào các thành phần hóa học của bộ não. 
 
Cách tốt nhất là bố mẹ nên dạy con tắt hết đèn trước khi đi ngủ và khuyến khích con ngủ trong bóng tối.
 
Hãy để trẻ ngủ hoàn toàn trong bóng tối

Về mặt sinh học mà nói, không có một loại đèn nào tốt cho phòng ngủ của bé. Để trẻ có giấc ngủ tốt nhất có thể, hãy để chúng ngủ hoàn toàn trong bóng tối. Lựa chọn tốt nhất thứ hai là ánh đèn mờ màu đỏ ở xa. 

Tuy nhiên cha mẹ không nên chỉ chú ý đến ánh đèn trong phòng ngủ mà tất cả loại ánh sáng trẻ tiếp xúc trước khi đi ngủ như là đèn trong nhà tắm cũng rất quan trọng. Phần lớn nhà tắm được chiếu sáng bởi ánh sáng trắng và chói mắt. Tiếp xúc với ánh sáng này, trước khi đi ngủ, có thể gây ra nhiều khó khăn cho trẻ trong thời gian dài sau khi chúng rời phòng tắm. 
 
Tiếp xúc với các loại màn hình như máy tính hay điện thoại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của trẻ.
 
Thêm nữa, bố mẹ nên không nên con tiếp xúc với bất kỳ loại màn hình nào trước lúc đi ngủ 2 tiếng, đồng thời sử dụng đèn pin chống nước có ánh sáng đỏ hoặc loại đèn pin hoạt động như nến có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho giấc ngủ của trẻ. 

Những mẹo nhỏ cho giấc ngủ ngon của trẻ:

- Không để trẻ tiếp xúc với các loại màn hình 2 tiếng trước khi đi ngủ.

- Dùng đèn nhà tắm có ánh sáng đỏ hoặc cam.

- Chỉ dùng ánh sáng mờ vào buổi tối và kéo rèm cửa phòng ngủ lại lúc 6h tối.

- Luôn ngủ trưa trong ánh sáng tự nhiên. Ngủ trưa trong điều kiện không có ánh sáng thường khiến trẻ nhầm lẫn về đồng hồ sinh học và có thể gặp vấn đề với giấc ngủ về đêm. 

- Sử dụng bóng đèn tròn trong phòng ngủ của trẻ vào buổi tối hoặc tắt hết đèn cho trẻ trước khi đi ngủ.

- Dán băng dính để che bớt ánh sáng trắng hoặc xanh từ đèn theo dõi trẻ.

Nguồn: huffingtonpost