Phương Anh, học sinh lớp 4 trường tiểu học Cầu Giấy Hà Nội vừa bước vào phòng, vừa nói với cô gia sư mới của mình. Những lời nói có vẻ huênh hoang cùng với khuôn mặt già dặn của cô bé học sinh lớp 4 khiến Quỳnh (sinh viên năm 2, Đại học sư phạm Hà Nội) thấy khá bất ngờ.
Không chỉ vậy mà bố mẹ Phương Anh còn thường xuyên đưa con đi theo trong những lần cúng bái và công đức đến cả mấy chục triệu đồng. Lại đem những chuyện đó nói ra trước mặt chúng khiến con nhận biết điều đó càng rõ. Tuy nhiên điều quan trọng hơn là bố mẹ cô bé đã chiều theo ý cô bé bất cứ điều gì em đòi hỏi. Dù là quần áo đắt tiền đến cả mấy chục triệu, cũng vui lòng mua cho con.
Nhìn thấy bố mẹ có nhiều tiền như vậy, nên cô bé 4 tuổi cứ nghĩ rằng tiền chỉ là vỏ sò thôi. Bố mẹ chắc quá dễ dàng để kiếm tiền. Vì vậy mà Phương Anh luôn tỏ ra kiêu ngạo với những người xung quanh.
Trong việc học ở lớp, em cũng nói rằng: “Em chẳng cần phải học nhiều làm gì cho mệt. Không được điểm cao thì mẹ em sẽ đi phong bì. Như vậy là lại được học sinh giỏi thôi”. Không chỉ vậy, Phương Anh còn có cách đối xử với gia sư của mình bằng thái độ coi thường: “Chị dạy em lớp 4 mà được bố mẹ em trả cho nhiều tiền thế. Sướng vậy còn gì nữa”. Có lần vì không làm bài tập, bị chị gia sư quát thì Phương anh cãi lại ngay lập tức: “Chị không dạy em thì còn đầy người muốn dạy”…
Đã thế, vì ỷ lại bố mẹ có nhiều tiền nên Phương Anh luôn có thái độ khinh thường các bạn xung quanh. Có lúc em vừa kể với chị gia sư vừa bĩu môi nói: “Mấy đứa đấy đã không có tiền còn sĩ chị ạ. Tụi nó đòi mặc đẹp hơn em chứ. Còn lâu nhé! Thích thì em bảo bố mẹ em sang nước ngoài mua quần áo. Về cho bọn nó lác mắt luôn. Đúng là lũ nhà quê học đòi”.
Lời khuyên của các chuyên gia
Khi được hỏi về vấn đề này, chuyên gia tư vấn Nguyễn Hoàng Hạnh, nhân viên tư vấn tâm lý tổng đài 1080 có chia sẻ rằng, đây là hiện tượng rất phổ biến trong xã hội hiện nay khi các ông bố bà mẹ trẻ cứ lao vào kiếm thật nhiều tiền, và cũng cho con tiêu thật nhiều tiền vì nghĩ rằng đó là cách tốt nhất dành cho con. Nhưng họ cũng không thể lường trước rằng, chính điều này là nguyên nhân tạo cho con trẻ tâm lý ỷ lại. Vì nghĩ rằng, bố mẹ có tiền, có thể làm được tất cả mọi việc nên chúng không cần phải làm gì nữa, có vấn đề gì bố mẹ sẽ lo cho.
Để hạn chế tình trạng này, và để con cái mình có thể có những suy nghĩ tích cực, tự lập hơn thì bản thân cha mẹ phải luôn biết giữ giới hạn khi nói về tiền bạc với con. Hãy để con nghĩ rằng, phải có khả năng thực sự thì mới có thể có một cuộc sống tốt đẹp được. Hãy dạy con và để con bạn lớn lên bắt đầu từ yêu thương chứ không phải từ những đồng tiền vô tri vô giác.