Claire Kamp Dush, phó giáo sự khoa Khoa học gia đình và phát triển con người của trường Đại học bang Ohio, đã phát biểu tại buổi công bố phát hiện này: “Theo kết quả nghiên cứu, nếu một ngày nào đó ông bố hoặc bà mẹ đơn thân quyết định kết hôn thì chưa hẳn đó đã là điều tốt cho trẻ, đặc biệt khi đó không phải là cuộc hôn nhân tốt đẹp và không bền lâu”.
Bà cũng nói thêm: “Kết quả của chúng tôi cho thấy bí quyết để trẻ thành công trong học tập và cuộc sống là chúng lớn lên trong một gia đình ổn định tại đó chúng không phải trải qua cuộc ly dị của bố mẹ hay sự thay đổi nào khác trong gia đình dù đó là gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân hay gia đình có đầy đủ cả bố lẫn mẹ”.
Những phát hiện này đã được bố trong cuốn sách mới xuất bản gần đây có tên “Marriage and Family: Perspectives and Complexities” mà Kamp Dush đồng biên tập. Bà đã nghiên cứu thông tin thu thập từ gần 5.000 hộ gia đình trên toàn nước Mỹ trong 3 thập kỷ. Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng trẻ sẽ thuận lợi hơn khi lớn lên trong một gia đình có đầy đủ cả bố lẫn mẹ nhưng Kamp Dush lại chỉ ra những đứa trẻ này sẽ không khác những đứa trẻ có bố hoặc mẹ đơn thân nếu cả hai đều có một gia đình ổn định.
Chẳng hạn, trong một bảng phân tích dữ liệu, Kamp Dush đã so sánh các gia đình có hoàn cảnh, đặc điểm tương tự nhau và chỉ có điều khác biệt duy nhất là việc gia đình đó cả đầy đủ cả bố lẫn mẹ hay chỉ có bố hoặc mẹ đơn thân trong toàn bộ thời gian nghiên cứu. Kết quả cho thấy sự khác nhau của bọn trẻ trong học tập hoặc các lĩnh vực khác là không lớn.
Bà Kam Dush nói thêm: “Tôi muốn gửi đến thông điệp đến các bà mẹ đơn thân là hãy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định kết hôn hoặc dọn đến sống chung với người đàn ông khác. Trừ khi bạn nghĩ bạn và anh ta có thể sống lâu dài với nhau, còn không tôi nghĩ tốt hơn bà mẹ đơn thân nên tránh chuyển đến sống chung với người tình. Sự thay đổi trong gia đình là điều khó khăn với trẻ”.
Thụy Vân
(Tổng hợp Health)