Tại
Trung tâm Tham vấn tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên Bệnh viện Tâm thần
trung ương 2, không khó để bắt gặp những khuôn mặt căng thẳng, lo lắng
của các bậc phụ huynh đưa con đến khám...
Sự chủ quan “chết người”
Bé
NT (12 tuổi) là học sinh giỏi của một trường cấp 1 tại TP Biên Hòa
nhưng gần đây, bé có những biểu hiện khác thường như thường bỏ học đi
chơi, hay chọc ghẹo bạn gái, nói dối và đánh nhau.
Chị
T. - mẹ của bé kể, do cuộc sống khó khăn, vợ chồng chị không có thời
gian trông nom con nên để hai anh em ở nhà tự chăm sóc lẫn nhau. Hầu
như lần nào đi làm về, đứa con gái út cũng chạy ra mách mẹ là bị anh
Hai bắt nạt. Chị mắng con trai vài câu cho qua vì nghĩ chỉ là chuyện
vặt của con nít. Nhưng một hôm, con gái út khóc nức nở mách rằng: “Ở
nhà, anh Hai bắt con phải “làm” giống như ba mẹ. Con không thích chơi
như thế vì rất đau”... Hoảng hốt trước tin động trời này, chị liền đưa
con đến trung tâm nhờ giúp đỡ.
|
Bản tính của trẻ là tò mò và thích khám phá nên cha mẹ phải luôn cẩn trọng trong "chuyện ấy". (Ảnh minh họa) |
Sau
khi được áp dụng các biện pháp điều trị như vẽ tranh, đóng kịch...,
cuối cùng NT cũng bộc bạch là đã có hành vi thủ dâm mấy tháng trước do
bắt chước theo cha mẹ mình. Chị T. ngậm ngùi cho biết anh chị làm công
nhân tại KCN Biên Hòa 2 nên thuê một phòng trọ gần chỗ làm. Do nhà
chật, chị để hai anh em ngủ trên gác xép, còn vợ chồng chị ngủ dưới sàn
nhà. Yên tâm là các cháu đã ngủ say, anh chị thản nhiên làm “chuyện ấy”
vì nghĩ các cháu còn nhỏ chắc không biết gì. Nhiều lần chứng kiến cảnh
ba mẹ yêu nhau, NT tò mò và bắt chước làm thử.
Còn
mẹ của bé gái HD, 10 tuổi, nhà ở TP.HCM lại rất lo lắng khi thấy em hay
ngắm mình trước gương, thích mặc đồ ngắn và thích chơi với những bé
trai lớn tuổi hơn. Chị HA - mẹ của D. kể, một lần khi chị bất ngờ đẩy
cửa vào phòng tắm thì thấy bé đang thủ dâm. Chị thật sự sốc khi con
nhận là đã làm điều này nhiều lần.
Không
phải do không gian chật chội như trường hợp nhà NT, HD có phòng riêng
hẳn hoi nhưng vì sợ bé buồn, cha mẹ cho bé ngủ chung. Vợ chồng chị HA
không kín đáo trong “chuyện ấy” vì cho rằng bé còn nhỏ nếu có thấy chắc
cũng không ảnh hưởng gì. Sau ba tháng điều trị, những biểu hiện bất
thường của bé dần biến mất, tâm lý bé đã ổn định trở lại.
Ảnh hưởng suy nghĩ và tính cách trẻ
Bác
sĩ Nguyễn Văn Công, Phó Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Tâm thần
trung ương 2, phân tích: “Bắt đầu từ ba tuổi, trẻ đã có nhận thức và
muốn khám phá cái mới. Sang tám, chín tuổi, trẻ bắt đầu ở lứa tuổi tiền
dậy thì, sự phát triển của yếu tố tâm, sinh lý và sự ham muốn khám phá
càng tăng lên. Chính lúc này, các hành vi của người lớn ảnh hưởng đến
trẻ rất nhanh chóng.
Trẻ
luôn để ý và muốn xâm nhập vào thế giới người lớn. Do sự nhận thức
không đúng đắn của các bậc cha mẹ về vấn đề phát triển của trẻ nên vô
tình tạo cho trẻ sự tò mò không đáng có. Hầu hết những trò “thí nghiệm”
về tình dục là do tò mò. Những hành vi này còn ảnh hưởng rất lớn đến
suy nghĩ và tính cách của trẻ về sau”.
Bác
sĩ Công cũng cho biết thêm, tò mò về giới tính và tính dục ở trẻ nếu
không phát hiện kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khôn lường... Như
trường hợp của H. - sinh viên Trường ĐH Công nghiệp. Chứng kiến cảnh bố
mẹ quan hệ sớm nên từ nhỏ H. đã bắt chước thủ dâm. Đến khi đi học đại
học, ở ký túc xá, H. bị một người đồng giới thường nằm bên cạnh sờ
soạng khiến H. bị kích thích, không thể thoát ra được. Bị bạn bè xa
lánh vì cho rằng mình là kẻ đồng tính, H. trở nên trầm cảm nặng và
không ít lần nghĩ đến cái chết.
Bên
cạnh đó, sự tò mò về tính dục còn khiến trẻ có quan hệ tình dục vị
thành niên, lệch lạc về giới tính, rối loạn về tính dục, đôi khi kèm
theo những vấn đề về stress, các rối loạn như trầm cảm, lo âu, suy
nhược hay những biến đổi về ứng xử, rối nhiễu về hành vi và nhận
thức...
Không nên đánh đập trẻ
Trước
những tình huống oái oăm trên, nhiều bậc phụ huynh thường hốt hoảng,
đem con ra chửi mắng, đánh đập khiến trẻ bị áp lực và rơi vào các biểu
hiện rối loạn khác. Theo bác sĩ Công, đây là điều hết sức sai lầm. Cha
mẹ cần gần gũi, chia sẻ, lắng nghe những suy nghĩ của trẻ và giải thích
cho trẻ hiểu những vấn đề nhạy cảm đó một cách khoa học và phù hợp với
lứa tuổi.
“Giáo
dục giới tính cực kỳ quan trọng, giúp trẻ có định hướng đúng đắn và ít
tò mò hơn. Ở nhiều nước phát triển, trẻ được giáo dục giới tính từ khi
bắt đầu mẫu giáo. Tuy nhiên, ở nước ta do còn dè dặt nên bộ môn này vẫn
chưa được triển khai có chiều sâu và khoa học” - bác sĩ Công nói.
Vì
vậy, để chủ động, mỗi người lớn trong gia đình nên tự bảo vệ cho trẻ
bằng cách cư xử đúng mực trước mặt trẻ. Ngay từ sau ba tuổi, tốt nhất
là cho trẻ ngủ riêng, vừa giáo dục tính tự lập cho trẻ vừa tránh cho
trẻ sự tò mò đáng tiếc. Đặc biệt, trong lứa tuổi tiền dậy thì và dậy
thì, nên tránh cho trẻ tiếp xúc những hình ảnh nhạy cảm về “chuyện ấy”
qua hình ảnh, phim, truyện... Bởi đây cũng là một kênh đầu độc tâm hồn
non nớt của trẻ.
Theo Pháp luật TPHCM