Đầy ắp folate, chất xơ, canxi, súp lơ còn được biết tới là một thực phẩm chống ung thư hiệu quả. Đồng thời, mùi vị của súp lơ cũng phù hợp cho bé ăn dặm.
Chế biến: Hấp chín một vài miếng súp lơ; sau đó, nghiền nhừ hoặc cắt dạng hạt lựu để bé ăn bốc. Súp lơ để nguội khiến bé dễ ăn hơn vì nó giảm được mùi hăng, nồng như lúc còn nóng. Súp lơ nguội để ngăn mát tủ lạnh còn là đồ nhấm nháp làm dịu cơn đau mọc răng của bé.
2. Quả bơ
“Quả bơ là nguồn thực phẩm giàu chất béo không no” – chuyên gia dinh duỡng Leanne Cooper (tác giả cuốn sách What Do I Feed My Baby: A Step-by-Step Guide to Solids – tạm dịch Hướng dẫn từng giai đoạn ăn dặm cho bé) cho biết. Đây là thành phần chất béo tương tự với chất béo có trong sữa mẹ.
“Chất béo không no là một chất béo tốt cho cơ thể và các bé cần nó để phát triển não” – chuyên gia nhi khoa Ari Brown (đồng tác giả cuốn Baby 411: Clear Answers and Smart Advice for Your Baby's First Year – tạm dịch Những lời khuyên thông minh cho bé năm đầu đời) gợi ý.
Chế biến: Thử kết hợp bơ nghiền nhuyễn với thực phẩm khác, như kem, táo. Bạn cũng có thể chuẩn bị những miếng bơ nhỏ để bé ăn bốc thay cho bánh quy.
3. Thịt
Nhiều người trong chúng ta nghĩ thịt không tốt cho bé nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, thịt là một trong 10 loại thực phẩm hữu ích cho bé. “Thịt là nguồn dồi dào kẽm và sắt” – chuyên gia Brown giải thích.
Chế biến: Hầm (ninh) thịt thật nhừ. “Thịt hầm (ninh) là ý tưởng phù hợp khi chế biến thịt cho bé vì nó dễ làm, bé lại dễ ăn và cách này được áp dụng với mọi loại thịt” – chuyên gia Matthew Amster-Burton (tác giả cuốn Hungry Monkey: A Food-Loving Father's Quest to Raise an Adventurous Eater – tạm dịch Băn khoăn của người cha về chuyện nuôi con) cho biết.
Thịt có thể nấu cháo (bột) với hầu hết các loại rau củ, theo mùa. Nhớ là nếu ninh thịt thì nên ninh đủ lâu để thịt mềm, nhừ. Khi cho bé ăn thì cần cho ăn cả nước và cái.
4. Quýt ngọt
Chứa làm lượng cao vitamin C và chất chống oxy hóa, quýt ngọt là thực phẩm thú vị để bé bốc ăn. Các bé rất thích hương vị ngọt tự nhiên của quýt.
Chế biến: Tách những tép quýt thành những đoạn ngắn, vừa với bé khi nhai và cho bé ăn bốc.
5. Rau có lá màu xanh sẫm
Rau có lá màu xanh sẫm chứa lượng sắt và folate cao. Cải bó xôi là loại rau điển hình nhất trong nhóm này.
Chế biến: Rau đem nấu bột (cháo) cho bé.
6. Quả mận
Quả mận rất nhiều chất xơ nên nước ép mận hay mận nghiền nhuyễn là những đồ ăn giúp bé giảm táo bón.
Chế biến: Mận nghiền nhuyễn có thể cho bé ăn luôn hoặc trộn với những đồ ăn khác như bột để tạo ra vị chua, ngọt tự nhiên. Nếu bé bị táo bón nặng, chuyên gia Brown khuyên bạn có thể thêm một thìa nhỏ nước ép mận vào sữa công thức hay sữa mẹ đã vắt rồi cho bé ăn.
Cho con tập ăn dặm không phù hợp sẽ khiến trẻ trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng và để lại nhiều hậu quả không hề mong muốn.