Để quá trình mang thai diễn ra được trọn vẹn và an toàn nhất, chuyên gia y tế khuyên chị em nên chú ý tới sức khỏe của mình trước khi có em bé. Nếu có thể, bạn nên tới bệnh viện để khám tiền sản.
Sau khi mang thai, bạn nên thực hiện đầy đủ các cuộc hẹn với bác sĩ. Lần khám thai đầu tiên sẽ rơi vào khoảng tuần thai thứ 6-8. Tại đó, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về các bệnh lý mà bạn có thể mắc phải, hỏi bạn về cân nặng chiều cao và tiền sử huyết áp của bạn, ngoài ra có thể bạn sẽ được khám phụ khoa để kiểm tra kích thước, hình dạng của tử cung.
Kiểm tra mẫu nước tiểu để biết chính xác bạn có nằm trong nhóm bà bầu có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay tiền sản giật (một loại huyết áp cao trong thời gian mang thai) hay không? Xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không? Số lượng tế bào máu, các bệnh truyền nhiễm (nếu có như bệnh giang mai và viêm gan) trong cơ thể bạn như thế nào?
Tất cả những câu hỏi đó rất quan trọng, nó cho phép các bác sĩ tiếp cận được với tình trạng sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.
Sức khỏe bà bầu là một mối quan tâm vô cùng quan trọng, vậy chăm sóc như thế nào để bạn trải qua 40 tuần thai kỳ diệu một cách an toàn và khỏe mạnh? (Ảnh minh họa)
Tăng cân hợp lý trong quá trình mang thai
Bạn nên hỏi bác sĩ câu hỏi này, với tình trạng hiện tại của bạn, bạn nên tăng bao nhiêu cân trong cả quá trình mang thai của mình là hợp lý? Bởi với mỗi một cá nhân thì điều này lại khác nhau, nếu bạn bé nhỏ, “mình dây” hay bạn thừa cân, bạn đều cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng.
Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho bản thân và em bé. Có một vài loại thực phẩm mà bạn nên cẩn thận hơn khi quyết định ăn: Thịt, trứng và cá không nấu chín hoàn toàn có thể đặt bạn vào nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn không nên ăn nhiều hơn 2 hoặc 3 khẩu phần cá mỗi tuần (bao gồm cả cá đóng hộp), tuyệt đối không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu hoặc cá kình (chúng có khả năng chứa nồng độ thủy ngân cao, có thể khiến bé bị ảnh hưởng xấu).
Nên rửa sạch tất cả trái cây và rau củ quả trước khi ăn. Uống nhiều sữa, ăn nhiều các chế phẩm từ sữa bởi điều này sẽ cung cấp cho bạn và bé đầy đủ canxi. Bạn nên hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa caffeine, đồ ăn có chứa chất làm ngọt nhân tạo.
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho bản thân và em bé (Ảnh minh họa)
Sử dụng vitamin hợp lý và thận trọng trước khi dùng thuốc
Bạn nên dùng vitamin axit folic mỗi ngày trong thời gian mang thai của mình. Axit folic có tác dụng ngăn ngừa các vấn đề về trí não và tủy sống của bé. Cách tốt nhất là bạn nên bắt đầu uống axit folic trước khi mang thai.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin hợp lý rất quan trọng, bạn nên nghe theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng bất cứ thuốc nào, kể cả thuốc giảm đau, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ bởi tùy tiện dùng thuốc có thể gây nên hiện tượng dị tật bẩm sinh.
Thu xếp công việc
Bạn làm công việc gì rất quan trọng, bởi điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới quá trình mang thai của bạn: Bạn làm gì? Môi trường làm việc của bạn có thể gây hại cho em bé không? Ví dụ, bạn phải bê vác vật nặng hoặc đứng trong thời gian dài, ngồi trước màn hình máy tính lâu, môi trường bạn làm có bức xạ, than chì hay có nhiều đồng và thủy ngân hay không?… điều này có nguy cơ gây tổn hại cho em bé.
Bạn cần thu xếp công việc hợp lý để bảo vệ sức khỏe của mình và em bé.
Trừ khi bạn gặp vấn đề trong thời kỳ mang thai, nếu không bạn nên tập thể dục đều đặn trước và trong khi mang thai, tập thể dục có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu trong thai kỳ. Bạn nên dành ra 30 phút để tập thể dục mỗi ngày. Bạn có thể chọn phương pháp đi bộ, bơi lội. Nếu trước khi mang thai, bạn chưa từng tập thể dục thì trong thời điểm này, bạn hãy bắt đầu nó một cách từ từ.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng tập thể dục cường độ cao, bạn hãy lắng nghe cơ thể của mình, nếu gặp bất cứ hiện tượng gì lạ như hoa mắt, chóng mặt, đau ngực hoặc đau bụng trong khi bạn đang tập thể dục, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Trong quá trình tập, bạn hãy uống nước thường xuyên để đảm bảo cơ thể mình không bị mất nước.
Tập thể dục có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu trong thai kỳ (Ảnh minh họa)
Quan hệ vợ chồng
Bạn hoàn toàn có thể thực hiện điều này trong quá trình mang thai trừ khi bác sĩ cho rằng bạn có nguy cơ sẩy thai. Bạn không nên quá ngạc nhiên nếu trong thời gian này, bạn ít dành sự quan tâm tới quan hệ tình dục.
Lời khuyên của bác sĩ nếu bạn gặp những chứng khó chịu trong thai kỳ
Ốm nghén: Buồn nôn hoặc nôn có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào trong ngày (hay đêm). Bạn hãy chia nhỏ bữa ăn của mình, tránh ăn những thực phẩm có chứa dầu mỡ. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu tình trạng này kéo dài quá 3 tháng đầu của thai kỳ.
Mệt mỏi: Đôi khi những cơn mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt trong thời kỳ mang thai là do cơ thể bạn bị thiếu máu. Khi tần suất những cơn mệt tăng lên, bạn hãy thông báo với bác sĩ của mình về điều này. Bạn cần dành nhiều thời gian cho bản thân, nghỉ ngơi đầy đủ.
Chuột rút ở chân: Đó là hiện tượng bình thường mà đa số các bà bầu mắc phải. Bạn hãy nhẹ nhàng kéo căng bắp chân bằng cách duỗi thẳng ngón chân về phía trước. Làm vài lần thì hiện tượng này sẽ nhanh chóng được giảm bớt.
Táo bón: Bạn hãy ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: trái cây, rau và ngũ cốc.
Đi tiểu thường xuyên hơn: Đây là hiện tượng bình thường ở các bà bầu bởi hơn khi em bé của bạn phát triển đè lên và gây áp lực lên bàng quang khiến bạn tiểu nhiều hơn.
Phù: Bạn nên tránh mặc quần áo bó, nên mặc quần áo rộng rãi, hạn chế đứng lâu. Bạn có thể nằm nghiêng bên trái, điều này sẽ giúp máu lưu thông tới tim được dễ dàng.
Ợ nóng: Bạn nên chia nhỏ bữa ăn của mình, tránh các thức ăn chứa nhiều gia vị hay dầu mỡ, không nên nằm ngay sau khi ăn.
Rạn da: Những vết rạn da màu đỏ xuất hiện khiến bạn mất tự tin. Kem dưỡng da có tinh chất bơ hạt có thể giúp giữ cho làn da của bạn được mềm mại và giảm ngứa. Vết rạn da thường không thể ngăn chặn, nhưng chúng thường biến mất dần sau khi bạn sinh con.
Sức khỏe bà bầu là một vấn đề quan trọng để em bé ra đời khỏe mạnh (Ảnh minh họa)
Hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn nếu
Máu hoặc chất lỏng chảy ra từ âm đạo của bạn
Sưng đột ngột ở mặt hoặc ngón tay của bạn
Nhức đầu nghiêm trọng
Nôn mửa liên tục
Đau hoặc chuột rút ở bụng dưới
Ớn lạnh hoặc sốt kéo dài
Một sự thay đổi trong chuyển động của bé
Đau rát khi đi tiểu
Cảnh báo
Không hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bạn bị sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ cân và nhiều vấn đề khác.
Không sử dụng ma túy: Cocaine, heroin, cần sa và các loại thuốc khác làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh.
Không uống rượu: Uống rượu trong khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra dị tật bẩm sinh.
Khồn ngồi trong phòng tắm hơi hoặc bồn tắm nóng quá lâu.
Không nên thụt rửa sâu: Thụt rửa âm đạo có thể khiến không khí vào trong âm đạo, gây ra tắc mạch khí. Âm đạo không yêu cầu phải làm sạch quá kỹ càng. Thụt rửa sẽ phá vỡ môi trường có hệ vi khuẩn hữu ích.
Vitamin D vô cùng quan trọng với sức khỏe bà bầu.