"Chữa" cho bé hay dướn mình trớ sữa theo dân gian?

,
Chia sẻ

Có đêm, bà nội hát ru cháu 2 tiếng đồng hồ mà mắt bé Na cứ chong chong. Bà hết hơi, khản giọng, tay mỏi nhừ. Còn cháu cứ rướn người lên để khóc.

Bé sơ sinh hay vặn mình hoặc trớ sữa

Sinh con được hơn 2 tuần, đêm nào chị Hương cũng phải thức trắng vì con ngủ không yên. Chốc chốc, bé lại dướn người, vặn mình và trớ hết sữa ra ngoài. Xót con, ai bảo gì, chị cũng làm theo.

Con nhà chị cứ bế trên tay ngủ thì chẳng sao, nhưng đặt xuống là bé như nằm phải gai, dướn mình, vặn người, đỏ mặt tía tai, tí tí lại tỉnh dậy. Người ta bảo trẻ con ngày phải ngủ từ 18 – 20 tiếng, con chị không biết ngày có ngủ nổi 8 tiếng không. Bé còn quấy khóc. Có đêm, bà nội hát ru cháu 2 tiếng đồng hồ mà mắt bé cứ chong chong. Bà hết hơi, khản giọng, tay mỏi nhừ. Còn cháu cứ rướn người lên để khóc.

Lên chùa bán khoán, làm lễ cầu, đốt vía khắp nhà, nhưng chẳng ăn thua.
 
Lời khuyên của bác sỹ
 
Theo lời khuyên của các bác sỹ nhi, hiện tượng này xảy ra ở bé sơ sinh ngay trong tháng đầu tiên là do con bị thiếu vitamin D và Canxi. Nhưng nhiều bậc phụ huynh thấy bé vặn đỏ cả người, trớ sữa thì lại nghĩ rằng con đang khó chịu, bị sài đẹn hoặc ngứa ngay do mọc lông măng. Họ thường chữa bệnh cho con theo kinh nghiệm dân gian của ông bà nhưng chẳng ăn thua. Hết cách, họ mới đưa con tới bác sỹ để khám và nghe tư vấn.

Trong tháng đầu tiên mới sinh ra, xương bé cần phát triển mạnh, đòi hỏi lượng canxi lớn. Nhưng sau khi bé rời khỏi bụng mẹ, cắt dây rốn, lượng canxi từ mẹ sang con bị mất đột ngột, nguồn cung cấp canxi từ bên ngoài vào chỉ thông qua con đường sữa lại thiếu.

Nhiều gia đình còn kiêng khem cho con chuyện tránh gió, tránh nắng, không cho con tắm nắng, dẫn đến thiếu vitamin D và không hấp thụ được canxi.

Theo bác sỹ Nguyễn Thị Hoa, trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1, canxi là một trong những muối khoáng cần thiết có chức năng tham gia vào các phản ứng chuyển hóa, điều hòa môi trường trong cơ thể như mạch máu, tế bào. Nếu không cung cấp đủ canxi, trẻ sẽ bị biến dạng xương chân, tay, chậm mọc răng, rụng tóc, nhiễm trùng đường hô hấp do lồng ngực bị méo.

Trẻ thiếu canxi nặng có thể dẫn tới tình trạng tím tái, bị tử vong vài giây do chứng co thắt thanh quản.

Nguồn canxi cung cấp cho bé lúc này là từ sữa mẹ. Do vậy, mẹ phải tăng cường thức ăn giàu canxi (cua, tôm, sữa, các loại đậu, trứng) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, cá thu....) và có thể uống thêm các sản phẩm bổ sung canxi. Nếu trẻ bú sữa ngoài, mẹ cần cho con tắm nắng thường xuyên hơn để con cung cấp lượng canxi.

Ngoài ra, lượng vitaminh D trong sữa mẹ cho bé chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Cho nên, khi mẹ và bé xuất viện về nhà, các bác sỹ thường kê cho bé uống bổ sung vitamin D, loại Aquaderim, mỗi ngày 1 – 2 giọt 5ml. Bé có thể uống thường xuyên loại bổ sung vitamin D đến năm 2 tuổi.

Khi mẹ định bổ sung lượng canxi, vitamin D cho mình và cho bé, dù có nghe ai mách, cũng nhất thiết phải hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.
 
Phương Thúy
(Tổng hợp)
Chia sẻ