Sự phát triển của thai nhi
Tuần thai thứ 5 nhưng thực tế phôi thai mới phát triển được 1 tuần kể từ khi được thụ thai. Kích thước của nó chỉ bằng một hạt táo, chiều dài phôi thai khoảng 1,25 mm. Kèm theo là bức tường tử cung của bạn cũng có những phát triển vượt bậc. Nhau thai và dây rốn đã bắt đầu hoạt động cho phép oxy và chất dinh dưỡng đi qua trao đổi giữa người mẹ và thai nhi.
Ở cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài và phát triển sâu trong tử cung với tốc độ chóng mặt. Phôi tạo thành ba lớp ngoại bì, trung bì, nội bì - mà sau này sẽ hình thành tất cả các cơ quan và mô của mình. Ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.
Cơ thể của bạn
Ở tuần thứ 5 này, thai nhi của bạn đã được 3 tuần tuổi và hiện tượng kinh nguyệt sẽ không xuất hiện nữa. Một xét nghiệm thử thai tại nhà sẽ nhanh chóng xác nhận nghi ngờ mang thai của bạn! Nếu quá sốt ruột và muốn biết kết quả thật chính xác thì bạn có thể đến bệnh viện để thực hiện thử máu. Tuy nhiên, điều này không cần thiết lắm, vì chỉ cần đợi thêm vài tuần nữa là bạn có thể siêu âm và cho kết quả chính xác.
Nên và không nên
Nếu những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ có thể khiến bạn quá khó chịu, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giúp giảm nhẹ. Chẳng hạn như uống nhiều nước, ăn nhẹ nhiều bữa, lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu… Nếu bạn có một số chế độ ăn uống không tốt trong thời gian gần đây, ví dụ như lỡ uống một ly rượu… thì cũng đừng quá lo lắng là nó có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Mặc dù thai nhi phát triển rất quan trọng trong tam cá nguyệt đầu tiên nhưng khi phôi thai chưa được cấy vào tử cung thì những ảnh hưởng chưa quá nghiêm trọng.
Điều quan trọng là kể từ bây giờ bạn nên tránh uống rượu trong suốt thai kỳ, tránh xa khói thuốc lá và các chất kích thích khác có thể làm tổn thương cho thai nhi đang phát triển.
Hầu hết các kiểm tra ban đầu trước khi sinh diễn ra từ sáu đến mười tuần, vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mình một cuộc hẹn với bác sỹ thai sản nếu bạn chưa có.
Mua sắm
Bạn cần bắt đầu chuẩn bị và sắm sửa quần áo thai sản. Để tránh sự phung phí bạn có thể tham khảo ở nhiều cửa hàng thai sản hay trực tuyến trước khi quyết định lựa chọn. Chắc chắn hơn bạn nên ướm thử để tìm được trang phục phù hợp nhất. Nhớ chọn chất liệu mềm mại, kích cỡ rộng rãi vì bạn sẽ tăng cân khá nhiều trong thời gian tới.
Tập thể dục
Bạn cũng sẽ muốn tiếp tục hoặc bắt đầu một thói quen tập thể dục. Tập thể dục làm tăng lực, phát triển sức mạnh của bạn và giúp cơ thể bạn đáp ứng được nhu cầu vật chất của thai kỳ. Bạn cũng cần phải quản lý trọng lượng của mình trong suốt thời kỳ mang thai để tránh những tác động xấu lên thai nhi. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp bạn ngăn ngừa một số chứng đau nhức của thai kỳ cũng như chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những khó chịu khi sinh con.
Bắt đầu từ từ đi bộ ngắn hoặc đăng ký một lớp tập thể dục trước khi sinh, các giảng viên sẽ chỉ dẫn cho bạn tận tình. Đi bộ và bơi lội là những lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai.
Mối quan hệ
Không biết có phải chờ đợi hoặc chia sẻ tin tức mang thai ngay lập tức không? Bạn có thể vui mừng báo tin cho người thân của mình nhưng theo các bác sỹ thì bạn hãy cố gắng chờ đến khi có tim thai. Lúc đó bạn có thể cảm thấy chắc chắn và thoải mái để nói với những người gần gũi nhất với mình.
Chuẩn bị tâm lý cho con
Nếu bạn đã có một đứa trẻ lớn tuổi hơn? Điều đó có thể sẽ có một số ảnh hưởng đến nhân cách của đứa trẻ mới sinh. Và ngược lại sự xuất hiện của em bé mới cũng có tác động đến tâm lý của anh/chị chúng. Bạn nên bắt đầu giúp trẻ làm quen với sự xuất hiện của thành viên mới, hỏi han và hướng chúng tới những suy nghĩ tích cực.