Muốn biết trẻ có bị thiếu chất hay không, các bà mẹ cần phải theo dõi trẻ cân nặng thường xuyên theo biểu đồ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ. Nếu thấy 2, 3 tháng mà trẻ không lên cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân.
Trẻ bị thiếu chất lâu dài thường dẫn đến suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng chia làm 3 độ:
Gọi là suy dinh dưỡng độ 1 hay suy dinh dưỡng nhẹ khi trọng lượng của cơ thể mất đi 10% cân nặng so với bình thường.
Suy dinh dưỡng độ 2 hay suy dinh dưỡng bình thường được xác định khi trọng lượng cơ thể chỉ còn 70% so với bình thường, tức là cơ thể đã bị mất 30% trọng lượng.
Suy dinh dưỡng độ 3 hay suy dinh dưỡng nặng khi thể trọng cơ thể mất đi chừng 40% cân nặng so với bình thường. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng suy dinh dưỡng nặng thể phù do thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng chủ yếu sẽ gây ra nhiều biến cố, có thể dẫn tời nhiễm trùng và thường có tỷ lệ tử vong rất cao.
Ngoài ra, trẻ bị thiếu chất còn có những biểu hiện dễ nhận thấy như sau:
Sự thay đổi cảm xúc
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tâm trạng bất ổn, thường xuyên cáu, la hét hay không bằng lòng có nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt dinh dưỡng nào đó trong cơ thể. Khi thấy con có những dấu hiệu như sau tức là rất có thể con đang bị thiếu chất:
- Ủ rũ, không nhiệt tình với mọi thứ xảy ra xung quanh. Cơ thể con đang bị thiếu protein, sắt. Các mẹ hãy chú ý cho con ăn thên thủy sản, thịt, sữa, lòng đỏ trứng và những thực phẩm chứa sắt.
- Con thường xuyên sợ hãi, lo lắng, mất ngủ, hay quên: Có thể con đang bị thiếu vitamin B. Để bổ sung vitamin B cho con, các mẹ hãy cho con ăn các loại hạt đậu, gan động vật, quả óc chó…
- Con thường xuyên tỏ ra bướng bỉnh, nhút nhát: Đây là những triệu chứng cho thấy con đang bị thiếu vitamin A, B, V và canxi. Các mẹ hãy bổ sung những thực phẩm như cá, tôm, sữa, trái cây và các loại rau, củ, quả…
Con có những hành vi bất thường
Nhiều trường hợp con tỏ ra mình trở nên thật lập dị, vụng về và lúng túng. Điều này rất có thể cho thấy con đang bị thiếu vitamin C trong cơ thể. Để bổ sung viamin C cho con, các mẹ hãy cho con ăn cam, cà chua, táo, bắp cải… Những loại rau củ và trái cây này có chứa methyl salicylate và vitamin C giúp tăng cường chức năng truyền tải thông tin của hệ thần kinh.
Trẻ có những hành vi không phù hợp với độ tuổi, điều này cho thấy cơ thể trẻ đang bị thiếu hụt acid amin. Các mẹ hãy cho con ăn thực phẩm giàu protein như thịt nạc, đậu, sữa, trứng…
Con hay nghiến răng vào ban đêm, thường xuyên có triệu chứng bị co giật và dễ tỉnh giấc lúc nửa đêm. Đây chính là những dấu hiệu cho thấy con đang bị thiếu hụt canxi trầm trọng. Hãy chú ý cho con dùng các sản phẩm từ sữa và ăn thêm nhiều rau xanh một cách kịp thời.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu lạ như thích ăn giấy, đất sét… thì đây là biểu hiện của sự thiếu sắt, kẽm, mangan và các yếu tố khoáng chất trầm trọng. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ hãy cho con ăn thêm nhiều nấm, thịt gia cầm và đồ hải sản. Ngoài ra, hãy đưa con tới gặp bác sĩ để có lời khuyên chăm sóc tốt và đúng đắn nhất.
Một vài dấu hiệu khác
Da trẻ bị ngứa, trẻ hay đưa tay gãi lung tung, tóc khô và dễ gãy, không thích hoạt động vui chơi như các bạn cùng lứa tuổi, đuối sức hay mệt, móng tay mềm, dễ gãy, màu sắc không tươi sáng. Mặt mũi nhợt nhạt xanh xao, đầu óc không minh mẫn, sự chú ý phân tán. Đó là dấu hiệu trẻ đã bị thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt.
Bí quyết bổ sung vitamin cho bé mẹ nên biết.