Không dám cho đi học vì sợ con ốm
Nhìn con cái của bạn bè, hàng xóm đứa nào đứa nấy đi học được vài buổi là nghỉ học, tấp nập vào viện, chị Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) lo ngay ngáy khi nghĩ đến Bún.
Chính vì lý do này nên bé Bún – con chị đã ngoài 3 tuổi nhưng vẫn ở nhà với ông bà nội. Dù con ít nói, nhút nhát nhưng chị quả quyết “Thà thế còn hơn con nay ốm mai đau”.
Nói vậy nhưng thâm tâm chị biết cho con ở nhà đó không phải là cách hay, việc học hành là việc sớm muộn gì cũng cần phải đi, nhưng cứ nghĩ tới việc con ốm, lây bệnh của trẻ khác mà chị Bình lo lắng vô cùng.
Bé Bi – con nhà chị Loan (Cầu Giấy, Hà Nội) đã đi học được 4 buổi. Chị hài lòng lắm khi thấy con bạo dạn, không khóc nhè, quấy đòi mẹ nhưng một hôm khi về nhà chị tá hỏa khi thấy con nước mũi ròng ròng, hắt hơi liên tục, chị Loan quyết định cho bé nghỉ học vài hôm. Vậy là bé cứ đi học dăm buổi lại nghỉ một tuần để dưỡng bệnh, có lần kỷ lục nghỉ 2 tháng vì bị tiêu chảy.
Để giúp con khỏe mạnh, các bậc phụ huynh hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ các loại siêu thực phẩm như sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt nạc, rau củ quả... (Ảnh minh họa)
Chị Loan than thở rằng, khi mới đi nhà trẻ con phải đối diện với biết bao điều mới lạ (thầy cô bạn bè, môi trường, chế độ dinh dưỡng...) mà còn phải đối diện với ốm đau.
Không chỉ hai trường hợp trên mà rất nhiều bậc phụ huynh khác có chung quan điểm rằng khi cho bé đi học mẫu giáo bé luôn bị ốm, mang bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về hô hấp, tiêu hóa.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ đúng cách
Trả lời về vấn đề này, Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Lực - Viện Bảo hộ lao động cho rằng, môi trường sống quanh chúng ta hiện nay khá ô nhiễm, nhiều virus, vi khuẩn, tỉ lệ mắc bệnh của trẻ em dưới 5 tuổi còn rất cao.
Virus, vi khuẩn muốn tấn công vào cơ thể trước hết chúng phải đi lọt qua hệ miễn dịch. Trẻ em với hệ miễn dịch còn yếu ớt, các bé sẽ là đối tượng dễ bị tấn công. Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp con khỏe mạnh?
Trong một lớp học mấy chục em bé, nếu vài em bé bị ho hắng, bị cúm, cảm lạnh, tiêu chảy… thì việc lây lan giữa các bé là điều không tránh khỏi. Để con đi học được khỏe mạnh, ngay từ thời gian con còn nhỏ, cha mẹ hãy nên bổ sung dinh dưỡng cho con thật đủ, đúng chế độ.
Để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, các bậc phụ huynh hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của con các loại siêu thực phẩm như sữa và các chế phẩm từ sữa. Nói riêng về sữa chua, bác sĩ nhận định rằng thực phẩm này chứa rất nhiều những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Vi khuẩn trong sữa chua có khả năng giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động được năng suất và tốt hơn.
Trái cây và rau củ quả là những thực phẩm vô cùng tốt giúp cải thiện nhanh chóng sức đề kháng cho bé. Trong trái cây, rau củ có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, ví dụ: họ nhà cam quýt, súp lơ, quả kiwi, việt quất.
Thịt, đặc biệt là thịt nạc, chúng chứa lượng protein cao giúp sức miễn dịch của cơ thể trẻ tăng lên. Bên cạnh đó, thịt nạc chứa lượng kẽm cao, kẽm có tác dụng thúc đẩy các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, bậc phụ huynh nên chọn cho con những thực phẩm sạch từ những nguồn có độ tin cậy cao.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần thiết lập cho bé những thói quen tốt như ngủ đủ giấc, tập thể dục, rửa tay trước khi ăn, uống nhiều nước,... tất cả những hành động này đều khiến hệ miễn dịch của trẻ được cải thiện.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần thiết lập cho bé những thói quen tốt như ngủ đủ giấc, tập thể dục, rửa tay trước khi ăn, uống nhiều nước,... tất cả những hành động này đều khiến hệ miễn dịch của trẻ được cải thiện.
Là một bà mẹ rất quan tâm đến con cái nhưng vì lương thấp nên chị Liên không thể đưa bé Quyên tới các lớp học “hàng hiệu” được trang bị camera.