Có trẻ lại tỏ ra khác thường như hét lên giữa không gian yên tĩnh, cố tình "tè" hoặc vệ sinh lung tung. Tất cả những việc làm tưởng như vô thức đó chỉ thể hiện một mong muốn duy nhất là gây sự chú ý của mọi người, bắt mọi người phải quan tâm đặc biệt hơn đến mình.

   Nên trò chuyện với bé về hình ảnh em bé tương lai của nó


Ngay từ tuổi lên 3, trẻ đã có khả năng nhận xét và trí nhớ khá tốt trước những quan tâm của cha mẹ. Trong thời gian chưa sinh em bé, trẻ luôn thấy mình là trung tâm của cả gia đình, được mọi âu yếm, vuốt ve, được chiều những thói quen như "sờ tí", "bú ti"... Khi có em rồi, trẻ không còn đặc quyền đó nữa, dễ cảm thấy mình bị ra rìa. Nhiều cháu trở nên bất thường, thậm chí có những hành vi kỳ cục như hay cắn người khác, lầm lì, hay tranh giành với bạn bè, tối ngủ hay giật mình thức giấc, khóc thét rất to: "Cần mẹ, không cần em bé"...

 
   Đừng quên những cử chỉ âu yếm trẻ lớn
Để phòng tránh hiện tượng sốc tâm lý cho trẻ thơ, ngay từ khi mang thai hoặc chuẩn bị mang thai bé thứ hai, cha mẹ nên trò chuyện với trẻ về hình ảnh của em bé tương lai của nó. Điều cần thiết là phải gợi mở về tình cảm gia đình, sự nhường nhịn, quan tâm giúp đỡ tất cả các thành viên trong gia đình. Đọc truyện hoặc kể chuyện cho con nghe đều là những biện pháp thích hợp.

Tập cho trẻ thói quen ngủ riêng giường, hoặc nếu có điều kiện, luyện cho trẻ ngủ trong phòng riêng là tốt nhất. Khi trẻ chưa quen, thỉnh thoảng để trẻ ngủ với bố hay với ông bà để dần dần làm quen được việc xa hơi mẹ.

Sự tế nhị của người mẹ trong cách cư xử với con trẻ là rất quan trọng. Người mẹ cần biết dành cho mỗi con một khoảng thời gian chăm sóc nhất định. Dù bận rộn đến đâu cũng không được quên những cử chỉ chăm sóc, âu yếm, vuốt ve, an ủi trẻ lớn. Cư xử với các con như vậy cũng chính là dạy con bài học đầu tiên về lòng nhân ái và công bằng.

Theo Vnexpress /Gia đình