Hình ảnh những đứa trẻ Pháp từ khi còn rất nhỏ đã ngồi ngoan bên bàn ăn cùng bố mẹ, vui vẻ tận hưởng bữa ăn của mình từ đầu đến cuối và rất chủ động trong việc lựa chọn, quyết định món ăn… có lẽ là niềm mơ ước của rất nhiều cha mẹ Việt.
Có rất nhiều cuốn sách nổi tiếng về cách cha mẹ Pháp rèn luyện kỷ luật ăn uống đối với các con đã trở thành cẩm nang “gối đầu giường” của nhiều cha mẹ, trong đó, có một số cuốn đã quen thuộc với cha mẹ Việt như “Trẻ em Pháp không ném đồ ăn” của tác giả Pamela Druckerman.
Một cuốn sách khác cũng rất thú vị và được nhiều phụ huynh trên thế giới chia sẻ là cuốn “French Kids Eat Everything” (tạm dịch: “Trẻ em Pháp yêu thích mọi món ăn”) của tác giả Karen Le Billon. Là một tác giả nổi tiếng với nhiều bài viết về cách dạy con ăn uống và thói quen ẩm thực của cha mẹ Pháp đăng trên các tờ báo nổi tiếng như BBC, The New York Times, Huffington Post…, tác giả Karen đã chia sẻ trong cuốn sách của mình những tổng kết đắt giá – cũng là những bí quyết đã giúp cha mẹ Pháp thành công trong việc rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh cho các con ngay từ nhỏ.
Làm một phép so sánh thú vị về cách phần lớn cha mẹ Việt đang cho con ăn uống hiện nay với những nguyên tắc ăn uống của cha mẹ Pháp mới giật mình nhận ra, vì sao chuyện con biếng ăn, con nhẹ cân, con lười ăn… vẫn là nỗi ám ảnh và câu chuyện không bao giờ kết thúc của các cha mẹ Việt.
Với cha mẹ Pháp, chuyện ăn uống của con là niềm vui, là "quyền lợi".
1. Trách nhiệm cho con ăn
Cha mẹ Pháp: Bố mẹ có trách nhiệm rèn luyện thói quen ăn uống cho con.
Cha mẹ Việt: Thực tế, trách nhiệm cho con ăn hiện nay chủ yếu được bố mẹ Việt “đùn” cho ông bà hoặc người giúp việc. Công việc bận rộn cũng như những hạn chế về thời gian khiến cho bố mẹ Việt không thể dành nhiều thời gian để chăm chút cho những bữa ăn của con. Nhiều em bé, ngay từ khi bắt đầu ăn dặm đã “được” bà hoặc bác giúp việc bế ngửa để đút bột, cháo thay vì ngồi vào ghế ăn và bình tĩnh tận hưởng, khám phá từng món ăn mà mẹ đã chuẩn bị và giới thiệu cho con.
2. "Ăn hay không ăn?"
Cha mẹ Pháp: Thức ăn không phải là phần thưởng và… lý do để trẻ được thưởng.
Cha mẹ Việt: Những em bé Việt hay có bữa ăn kiểu “tạp kỹ”, tức là ăn trong tiếng hò reo cổ vũ, tiếng gõ vung nồi, khua bát đĩa của ông bà bố mẹ, thậm chí có bạn còn được bố mẹ “thưởng” bằng cách cho lên xe máy chở đi quanh khu, miễn là bé chịu vừa đi vừa ăn. Hẳn là nhiều cha mẹ Việt cũng thường nói với con mẫu câu: “Nếu con ăn, bố mẹ sẽ….” trong bữa ăn để khuyến khích con ăn nhiều hơn, tự giác hơn.
Cha mẹ Việt: Những em bé Việt hay có bữa ăn kiểu “tạp kỹ”, tức là ăn trong tiếng hò reo cổ vũ, tiếng gõ vung nồi, khua bát đĩa của ông bà bố mẹ, thậm chí có bạn còn được bố mẹ “thưởng” bằng cách cho lên xe máy chở đi quanh khu, miễn là bé chịu vừa đi vừa ăn. Hẳn là nhiều cha mẹ Việt cũng thường nói với con mẫu câu: “Nếu con ăn, bố mẹ sẽ….” trong bữa ăn để khuyến khích con ăn nhiều hơn, tự giác hơn.
3. Người quyết định "con ăn gì"
Cha mẹ Pháp: Bố mẹ là người lên kế hoạch và thực đơn cho các bữa ăn. Trẻ con sẽ ăn thức ăn như người lớn. Không nấu món riêng cho con.
Cha mẹ Việt: Giống như “nguyên tắc 1”, phần lớn cha mẹ Việt không phải là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc con ăn gì và con ăn như thế nào. Trẻ con vẫn thường được chuẩn bị những bữa ăn riêng với thức ăn được băm nhuyễn và nấu nhừ, các con thường ăn trước vì bố mẹ đi làm về muộn hoặc vì nếu ngồi ăn cùng bố mẹ thì bữa ăn của cả nhà sẽ luôn biến thành một… cuộc chiến.
Cha mẹ Việt: Giống như “nguyên tắc 1”, phần lớn cha mẹ Việt không phải là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc con ăn gì và con ăn như thế nào. Trẻ con vẫn thường được chuẩn bị những bữa ăn riêng với thức ăn được băm nhuyễn và nấu nhừ, các con thường ăn trước vì bố mẹ đi làm về muộn hoặc vì nếu ngồi ăn cùng bố mẹ thì bữa ăn của cả nhà sẽ luôn biến thành một… cuộc chiến.
4. Bữa ăn gia đình
Cha mẹ Pháp: Duy trì bữa ăn gia đình. Không bị làm phiền bởi các phương tiện giải trí.
Cha mẹ Việt: Bữa ăn gia đình bao gồm đầy đủ các thành viên dường như là một khái niệm ít tồn tại đối với phần lớn các gia đình Việt có con nhỏ dưới 3 tuổi. Giờ ăn cơm của các gia đình cũng thường diễn ra cùng với chương trình thời sự buổi tối, bởi đó là thói quen không thể bỏ của một số thành viên trong gia đình như bố hoặc ông bà.
Cha mẹ Việt: Bữa ăn gia đình bao gồm đầy đủ các thành viên dường như là một khái niệm ít tồn tại đối với phần lớn các gia đình Việt có con nhỏ dưới 3 tuổi. Giờ ăn cơm của các gia đình cũng thường diễn ra cùng với chương trình thời sự buổi tối, bởi đó là thói quen không thể bỏ của một số thành viên trong gia đình như bố hoặc ông bà.
5. Vai trò của việc ăn rau xanh, trái cây
Bố mẹ Pháp: Con hãy ăn rau củ, càng nhiều càng tốt.
Bố mẹ Việt: Ít quan tâm đến việc con ăn đã ăn đủ lượng rau và trái cây chưa bằng việc “nhồi” được cho con bao nhiêu thịt mỗi ngày. Quan niệm về việc “Ăn” của các con đối với phần nhiều bố mẹ Việt là “Ăn để béo tốt” chứ chưa phải “Ăn để khỏe mạnh”.
Bố mẹ Việt: Ít quan tâm đến việc con ăn đã ăn đủ lượng rau và trái cây chưa bằng việc “nhồi” được cho con bao nhiêu thịt mỗi ngày. Quan niệm về việc “Ăn” của các con đối với phần nhiều bố mẹ Việt là “Ăn để béo tốt” chứ chưa phải “Ăn để khỏe mạnh”.
"Những bữa ăn chan nước mắt" là cụm từ được nhiều người sử dụng khi nói về các bữa ăn của trẻ em Việt.
6. Thái độ của con với các món ăn
Cha mẹ Pháp: Cha mẹ Pháp luôn nói với con trong mọi bữa ăn câu: “Con không phải THÍCH món này. Nhưng con phải NẾM THỬ nó”.
Cha mẹ Việt: Gần như trẻ em Việt không có cơ hội bày tỏ cảm xúc của mình với các món ăn vì đa số bố mẹ thường chủ động ép con ăn, coi việc ăn là một việc quyết định sự “sống còn” của con, nếu con 1 tháng mà không lên cân hay bị sụt đi vài lạng thì đó là nỗi lo lắng, rối bời của tất cả các thành viên trong gia đình.
Nhiều em bé ăn trong nước mắt và tiếng quát tháo, dọa nạt của bố mẹ, có em vừa nôn trớ sau khi ăn sẽ bị bố mẹ bắt ăn lại ngay sau đó. Đối với bố mẹ Việt, số kg mỗi lần đặt con lên cân còn quan trọng hơn niềm vui và sự hứng thú của con mỗi giờ ăn đến.
7. Đồ ăn vặt
Cha mẹ Pháp: Cha mẹ Pháp không cho con ăn vặt (để trẻ có cảm giác đói, thèm ăn giữa các bữa ăn).
Cha mẹ Việt: Các bữa ăn vặt chính là “bữa ăn chính” của nhiều em bé Việt, vì ăn linh tinh quá nhiều từ bim bim tới bánh kẹo nên có lẽ đến bữa ăn là các con không còn tâm trạng ăn uống nữa.
Cha mẹ Việt: Các bữa ăn vặt chính là “bữa ăn chính” của nhiều em bé Việt, vì ăn linh tinh quá nhiều từ bim bim tới bánh kẹo nên có lẽ đến bữa ăn là các con không còn tâm trạng ăn uống nữa.
8. Thời gian tận hưởng bữa ăn
Cha mẹ Pháp: Khuyến khích con tận hưởng bữa ăn bằng cách nhai kĩ và ăn chậm.
Cha mẹ Việt: Từ bữa sáng cho đến bữa tối, các con thường ăn trong tiếng giục giã của bố mẹ “nhai nhanh lên con”, “nuốt đi nào”, “có ăn nhanh lên không mẹ bảo”… Bố mẹ Việt luôn muốn nhanh chóng kết thúc giờ ăn của con và coi việc “nhồi” hết một bát bột/cháo lớn cho con là một niềm vui khôn tả.
9. Ăn và chế biến món ăn
Cha mẹ Pháp: Lên thực đơn món ăn cho con chủ yếu những món ăn lành mạnh (Dành những món “ít” lành mạnh cho một số dịp đặc biệt).
Cha mẹ Việt: Đồ ăn của trẻ em Việt chủ yếu chế biến đơn giản bằng cách ninh, hầm nhừ hoặc chiên rán mà ít được bố mẹ chú ý tới việc lựa chọn, kết hợp và chế biến theo những cách lành mạnh, tốt cho sức khỏe lâu dài của con.
Cha mẹ Việt: Đồ ăn của trẻ em Việt chủ yếu chế biến đơn giản bằng cách ninh, hầm nhừ hoặc chiên rán mà ít được bố mẹ chú ý tới việc lựa chọn, kết hợp và chế biến theo những cách lành mạnh, tốt cho sức khỏe lâu dài của con.
10. Quan điểm về bữa ăn
Cha mẹ Pháp: Ăn uống là niềm vui, là "quyền lợi".
Cha mẹ Việt: “Bữa ăn là nỗi sợ của con, là nỗi ám ảnh của bố mẹ”.
Cha mẹ Việt: “Bữa ăn là nỗi sợ của con, là nỗi ám ảnh của bố mẹ”.