Con chán ăn và cứ đến giờ cho con ăn là bố mẹ mệt mỏi. Dù dùng đủ mọi cách, từ dỗ dành, an ủi đến dọa nạt, con vẫn không chịu ăn hoặc ăn một cách miễn cưỡng. Điều này làm cho hầu hết các ông bố bà mẹ cảm thấy rất phiền lòng.  

Nguyên nhân khiến con chán ăn

Con chán ăn, không có hứng thú khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân. Trước hết, cần phải xem xét hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề gì hay không. Nếu hệ tiêu hóa của trẻ không tốt, trẻ biếng ăn trong một thời gian dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. Cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để điều trị. Khi khỏi bệnh ắt cảm giác thèm ăn của trẻ sẽ được phục hồi.

Ngoài ra, sự thèm ăn của trẻ còn phụ thuộc vào lượng kẽm trong cơ thể của trẻ. Nếu trẻ chán ăn do cơ thể thiếu kẽm thì cha mẹ cần bổ sung kẽm cho con thông qua việc cho trẻ ăn một số những loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, gan động vật, thịt nạc, trứng cá, đậu phộng, quả óc chó…

Khi trẻ bị thiếu kẽm nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám và bổ sung kẽm theo sự chỉ định của bác sĩ.

Khắc phục tình trạng chán ăn ở trẻ
 
1. Đảm bảo giấc ngủ

Việc ngủ đủ giấc có mỗi liên hệ chặt chẽ với sự thèm ăn ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị thiếu ngủ thì não sẽ bị ức chế, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và nhu động ruột. Chính vì vậy, để trẻ ngủ đủ và ngủ ngon giấc đóng vai trò rất quan trọng.
Giúp mẹ khắc phục tình trạng chán ăn ở trẻ 1


2. Hình thành cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên tập cho con thói quen ăn uống đúng giờ. Không nên tạo cho trẻ thói quen ăn uống lung tung. Nếu rèn được cho con thói quen này thì mỗi khi tới bữa ăn, con sẽ tự động ngồi vào bàn và ăn một cách ngoan ngoãn.

3. Quan tâm tới hình thức chế biến món ăn

Trẻ em luôn thích những gì nhiều màu sắc, bởi vậy trước khi thử xem món ăn đó có ngon không, trẻ sẽ bị thu hút nếu món ăn mẹ nấu thật sặc sỡ và hấp dẫn. Việc tạo ra một bữa ăn đẹp mắt và ngon miệng sẽ giúp cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.

4. Không nên ép trẻ ăn

Khi trẻ đã không hứng thú với món ăn, người lớn không nên cố ép con phải ăn bằng mọi cách. Việc cố gắng bắt trẻ phải ăn sẽ gây nên tác dụng ngược lại bởi trẻ sẽ sợ mỗi khi tới giờ ăn. Lâu dần, điều này sẽ gây ra sự ức chế cảm xúc khiến trẻ chán ghét giờ ăn cơm.

5. Hoạt động phù hợp

Các hoạt động ngoài trời sẽ giúp tăng tốc độ trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên, không nên cho trẻ chạy nhảy quá nhiều và quá sức gây mệt mỏi cho cơ thể.

6.
Không nên mắng con trong bữa ăn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi tâm lý trẻ không vui, cảm thấy tức giận hay lo lắng điều gì thì cơ môn vị sẽ bị co thắt giữ thức ăn trong dạ dày và gây ra căn bệnh chán ăn, thậm chí là viêm dạ dày. Chính vì vậy, người lớn không nên trách mắng hay nặng lời với con trong bữa ăn.

7. Không nên cho trẻ ăn vặt

Việc cho trẻ ăn vặt và dùng các loại đồ ăn chứa nhiều calo như socola, kẹo hay đồ uống có ga sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao gây ra cảm giác no ảo. Chính vì vậy, cứ đến giờ ăn, con sẽ không cảm thấy đói và chán ăn.



Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ biếng ăn, các mẹ có thể tham khảo.
Giúp mẹ khắc phục tình trạng chán ăn ở trẻ 2