Khơi gợi tiềm năng xử lý tình huống ở trẻ
Với trẻ có khuynh hướng tự suy nghĩ và cố gắng xử lý những tình huống phức tạp từ nhỏ, trẻ sẽ có tiềm năng phát triển trí thông minh hơn hẳn những trẻ khác.
Đặt quyển cẩm nang chăm sóc trẻ nhỏ lên bàn, chị Hương (Bình Tân) quay sang nhìn cháu Quân đầy lo lắng. Theo như những thông tin mà chị tìm hiểu mấy ngày nay thì có vẻ con chị đã có dấu hiệu yếu kém trong khả năng xử lý tình huống. Trước kia, lúc bé Quân còn non nớt, chị cho rằng việc con chỉ biết quấy khóc khi không tự lấy được đồ chơi và tính cách thụ động, ỷ lại vào cha mẹ của Quân là biểu hiện bình thường, lớn lên sẽ hết. Tuy nhiên tình trạng trên vẫn tiếp diễn và hoàn toàn không có dấu hiệu tiến triển dù Quân đã hơn 2 tuổi. Khi biết rằng trẻ ở độ tuổi của Quân đã bắt đầu biết suy nghĩ và kiên trì làm những gì mình muốn, chị nhận thấy việc giúp con cải thiện trí não và khả năng xử lý tình huống là điều cần tiến hành sớm hơn bao giờ hết.
Nhiều bậc cha mẹ khác cũng có chung nỗi niềm như chị Hương bởi ai chẳng muốn con trẻ tỏ ra lanh lợi, thông minh ngay từ nhỏ. Theo các chuyên gia, sự thông minh của trẻ do 3 yếu tố quyết định: Di truyền, Dinh dưỡng và Giáo dục. Chúng ta không thể tác động vào yếu tố Di Truyền. Nhưng hoàn toàn tác động được vào Dinh dưỡng và Giáo dục. Vì thế, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ tăng cường trí não thông qua chế độ dinh dưỡng tốt và môi trường giáo dục hợp lý. Khi trí não phát triển toàn diện, trẻ sẽ sẵn sàng bước vào quá trình học hỏi bao gồm 3 bước Tập trung, Ghi nhớ và Xử lý tình huống.
Khi trí não phát triển toàn diện, trẻ sẽ sẵn sàng bước vào quá trình học hỏi
Khi trẻ tập trung, trẻ hoàn toàn tiếp nhận tốt hơn các thông tin, từ đó truyền đến quy trình ghi nhớ và suy nghĩ, phân tích thông tin để trẻ có thể tự xử lý tình huống hoặc tạo ra những hướng giải quyết mới cho vấn đề khi trẻ gặp phải sau này. Với trẻ có khuynh hướng tự suy nghĩ và cố gắng xử lý những tình huống phức tạp từ nhỏ, trẻ sẽ có tiềm năng phát triển trí thông minh hơn hẳn những trẻ khác. Quy trình học hỏi nói chung và xử lý tình huống nói riêng không thể diễn ra một cách thuận lợi nếu trẻ không có nền tảng trí não tốt.
Tiến sĩ Jame Drover, khoa Tâm lý học, Đại học Memorial, Canada cùng các cộng sự đã tiến hành thử nghiệm với 229 trẻ sơ sinh bằng biện pháp đo lường mức độ tập trung, ghi nhớ, và phân tích của trẻ trong quá trình tìm kiếm những món đồ chơi bị cất giấu. Kết quả cho thấy nhóm trẻ sơ sinh ở độ tuổi khoảng 9 tháng được uống sữa với hàm lượng 17mg DHA/100kcal và 34mg ARA/100kcal cung cấp liên tục từ lúc mới sinh đã có khả năng suy nghĩ, phân tích đến mức có thể xử lý tình huống tốt.
Đồng thời điểm số trong kỹ năng xử lý tình huống của nhóm trẻ được bổ sung hàm lượng đúng DHA cũng cao hơn rất nhiều so với nhóm trẻ không được bổ sung hoặc bổ sung thấp dưỡng chất này. Những lợi ích của DHA trong hàng loạt các nghiên cứu uy tín cũng tương đồng với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (FAO/WHO) về việc các bậc phụ huynh nên bổ sung hàm lượng đúng DHA là 17 mg DHA/100 kcal cho trẻ nhỏ và từ 75 mg DHA một ngày cho trẻ 1 tuổi trở lên (tùy theo cân nặng của mỗi trẻ).
Trẻ biết tự xử lý những tình huống phức tạp từ nhỏ sẽ phát triển trí thông minh hơn những trẻ khác
Nhằm phát huy tối đa lợi ích của chế độ dinh dưỡng đối với tiềm năng phát triển trí não của trẻ, cha mẹ cũng cần tìm hiểu những phương pháp giúp trẻ sử dụng và rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống thường xuyên. Theo Ellen Booth Church, giáo sư thuộc lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ của trường đại học bang New York, trẻ em luôn biết cách xử lý tình huống một cách tự nhiên, chỉ cần người lớn tạo ra các cơ hội để trẻ sử dụng khả năng của mình.
Cách tốt nhất là khéo léo đưa những phương pháp rèn luyện vào trong hoạt động hàng ngày của trẻ. Chuyên gia Ellen khuyến khích các bậc phụ huynh thay vì cứ muốn hướng dẫn trẻ chơi đúng một trò gì đó hoặc theo một cách nào đó, bạn nên tạo ra cho trẻ nhiều hoạt động vui chơi tự do trong ngày, tùy thuộc theo ý thích của trẻ. Chơi đùa theo nhiều cách khác nhau sẽ tạo ra vô số cơ hội cho trẻ tự mình khám phá, nhận biết và xử lý các tình huống phát sinh.
Cha mẹ cần tìm hiểu những phương pháp giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống
Cha mẹ cũng cần chú ý đến các cột mốc phát triển trí não theo độ tuổi để có những thay đổi phù hợp trong cách nuôi dạy. Trong một bài phỏng vấn, Bác sĩ Thái Thanh Thủy - Trưởng khoa tư vấn tâm lý Bệnh vện Nhi Đồng 2 cũng từng đề cập đến bí quyết kích thích khả năng xử lý tình huống cho trẻ nhỏ ở các lứa tuổi khác nhau. Ví dụ như, với trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, bạn hãy tạo nơi an toàn và thân thiết cho trẻ, đặt trẻ ở nơi trẻ có thể nhìn thấy mọi người và mọi vật xung quanh. Nhưng với trẻ lớn hơn, từ 8 - 12 tháng, bạn hãy dùng lời diễn tả để nói chuyện khi chơi với trẻ; sắp đặt một góc nhà hoặc “giang sơn” riêng cho trẻ thoải mái nhưng vẫn ấm cúng phù hợp, trẻ có thể bò vào trong, chui ra ngoài hoặc nấp vào đâu đó quan sát những gì trẻ muốn. Những hành trình nho nhỏ như vậy sẽ khiến trẻ thích thú tập trung vào những điều mới mẻ, sau đó ghi nhớ những điều ấy vào trong não bộ để đưa ra phân tích và sử dụng khi cần.
Khơi gợi khả năng xử lý tình huống ở trẻ từ nhỏ sẽ tạo cho trẻ sự tự tin sau này.
Khả năng xử lý tình huống là biểu hiện sớm nhất của trí thông minh ở trẻ và khả năng này sẽ dần được hoàn thiện và phát triển khi trẻ lớn lên. Tự xử lý được các tình huống hoặc vấn đề của bản thân từ nhỏ sẽ tạo cho trẻ sự tự tin trong học tập và công việc. Những thành công cơ bản bước đầu là động lực khuyến khích trẻ tìm hiểu những điều mới, học hỏi thêm nhiều lĩnh vực với niềm tin rằng “mình có thể”. Từ đó, trẻ sẽ tích lũy kinh nghiệm và kiến thức để chinh phục những thành công mới trong tương lai.